Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là  

  • A. Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh
  • B. Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau
  • C. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại
  • D. Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Câu 2: Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh? 

  • A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
  • B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.
  • D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?  

  • A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.
  • B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…
  • C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
  • D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?  

  • A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
  • B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951). 
  • C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
  • D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 5: Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
  • B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
  • C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
  • D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề vì lí do chủ yếu nào?

  • A. Nghèo tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Động đất, sóng thần xảy ra liên tục.
  • C. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • D. Đất nước có dân số già.

Câu 7: Từ năm 1945 đến năm 1951, Mĩ có mặt ở Nhật Bản với danh nghĩa gì?

  • A. Quan sát viên của Liên hợp quốc.
  • B. Lực lượng Đồng minh.
  • C. Giúp đỡ lực lượng phát xít.
  • D. Lãnh đạo Nhật Bản.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, công cuộc cải cách ruộng đất ở Nhật Bản được thực hiện vào thời gian nào?

  • A. 1954 – 1960.
  • B. 1939 – 1945.
  • C. 1945 – 1950.
  • D. 1946 – 1949.

Câu 9: Kinh tế Nhật trong thập kỉ 60 phát triển với tốc độ

  • A. nhanh.
  • B. chậm.
  • C. đều đều.
  • D. "Thần kì".

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào được xem là "chìa khóa" thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển?

  • A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
  • B. Vai trò quản lí, lãnh đạo của nhà nước.
  • C. Con người được coi là vốn quý nhất.
  • D. Tận dụng tốt yếu tố từ bên ngoài.

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đóng chiếm đóng nước CHLB Đức?

  • A. Pháp.
  • B. Mĩ.
  • C. Anh.
  • D. Liên Xô.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp nơi, đặt biệt là ở Đông Nam Á.
  • B. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
  • C. Không đưa quân đi xâm lược.
  • D. Kí hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

Câu 13: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản là gì?

  • A. Chịu hậu quả hết sức nặng nề.
  • B. Kinh tế phát triển nhanh chóng.
  • C. Nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi.
  • D. Các đảng phái tranh giành quyền lực.

Câu 14: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới nhờ yếu tố khách quan nào?

  • A. Nhà nước Nhật đã quản lí kinh tế một cách hiệu quả.
  • B. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là "công nghệ cao nhất".
  • C. Biết tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để làm giàu.
  • D. Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.

Câu 15: Đặc điểm cơ bản của sự phát triển khoa học - kĩ thuật Nhật Bản là

  • A. chú trọng giáo dục. 
  • B. chi phí nhiều cho nghiên cứu. 
  • C. mua phát minh sáng chế từ bên ngoài. 
  • D. trả lương cao cho các nhà khoa học

Câu 16: Vị trí của Tây Âu từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi là 

  • A. trung tâm tài chính kinh tế duy nhất thế giới. 
  • B. trung tâm tài chính kinh tế lớn nhất thế giới. 
  • C. một trong ba trung tâm lớn của thế giới. 
  • D. một trong những trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. 

Câu 17: Nhân tố nào được coi là "ngọn gió thần" đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh?

  • A. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
  • B. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  • C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950).
  • D. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh chống Cu-ba.

Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
  • B. Đất nước bị chia sẻ thành nhiều khu vực để giải giáp lực lượng phát xít.
  • C. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
  • D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước rất nhiều khó khăn bao trùm đất nước.

Câu 19: Biểu hiện sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản là

  • A. đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước.
  • B. từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế.
  • C. trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
  • D. từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Câu 20: Cải cách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. cải cách giáo dục.
  • B. cải cách văn hóa.
  • C. cải cách ruộng đất.
  • D. cải cách Hiến pháp

Câu 21: Nội dung nào không phải là cải cách dân chủ được tiến hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở Nhật Bản?

  • A. Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh...
  • B. Thực hiện cải cách ruộng đất.
  • C. Ban hành hiến pháp mới có nhiều nội dung tiến bộ.
  • D. Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật.

Câu 22: Kết quả của những cải cách được tiến hành ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến những chuyển biến quan trọng nào?

  • A. Nhật Bản tiếp tục duy trì chế độ quân phiệt.
  • B. Nhật Bản chuyển từ một xã hội dân chủ sang xã hội chuyên chế.
  • C. Nhật Bản chuyển sang xã hội chủ nghĩa.
  • D. Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ

Câu 23: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

  • A. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
  • C. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
  • D. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.

Câu 24: Điểm khác cơ bản của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
  • B. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
  • C. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
  • D. Chi phí cho quốc phòng thấp.

Câu 25: Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng?

  • A. Đứng dưới "chiếc ô bảo trợ kinh tế " của Mĩ.
  • B. Tập trung vào phát triển kinh tế.
  • C. Đứng dưới "chiếc ô bảo trợ hạt nhân" của Mĩ.
  • D. Đất nước được bao bọc bởi đại dương.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.