Câu 1: Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
-
B. Anh rời khỏi EU
- C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
- D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Câu 2: Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu
- A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu
- B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu
-
C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu
- D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ
Câu 3: Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa
- B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
-
D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Câu 4: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
- A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
- B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
- C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
-
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Câu 5: Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.
- B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
-
C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
Câu 6: Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?
- A. Hy Lạp
-
B. Đức
- C. Thổ Nhĩ Kì
- D. Áo
Câu 7: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Hiệp ước Rôma
-
B. Hiệp ước Maxtrích
- C. Định ước Henxinki
- D. Hiệp ước Lisbon
Câu 8: Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Bức tường Béc-lin sụp đổ
-
B. Nước Đức tái thống nhất
- C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
- D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau
Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
- A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
- B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.
-
C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
- D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?
-
A. hoàn toàn kiệt quệ
- B. phát triển mạnh mẽ
- C. phát triển không ổn định
- D. phát triển chậm
Câu 11: Vị trí của Tây Âu từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi là
-
A. một trong ba trung tâm lớn của thế giới.
- B. trung tâm tài chính kinh tế lớn nhất thế giới.
- C. trung tâm tài chính kinh tế duy nhất thế giới.
- D. một trong những trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Câu 12: Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.
- B. sự giúp đỡ của Liên Xô.
- C. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
-
D. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
Câu 13: Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế.
-
B. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do.
- D. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 14: Từ năm 1945 đến năm 1950, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu có gì nổi bật?
- A. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới.
- B. Giai cấp tư sản tiến hành các hoạt động đàn áp nhân dân lao động.
- C. Nền kinh tế phát triển mạnh vượt mức so với trước chiến tranh.
-
D. Giai cấp tư sản tiến hành củng cố chính quyền và khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 15: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?
-
A. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- B. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- C. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- D. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
Câu 14: Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ "Kế hoạch phục hưng châu Âu", mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào?
-
A. Các nước Tây Âu ngày càng phụ thuộc vào Mĩ.
- B. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau.
- C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu.
- D. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.
Câu 15: Nội dung nào không phải chính sách đối nội của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
- B. Xóa bỏ các cải cách tiến bộ.
-
C. Thực hiện quyền tự do dân chủ.
- D. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.
Câu 16: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
- A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- B. Chống Liên Xô.
-
C. Tham gia khối quân sự NATO.
- D. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
- A. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
- B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
-
C. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.
Câu 18: Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san đã tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?
- A. Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
- B. Giúp phục hồi kinh tế Tây Âu.
- C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.
-
D. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.
Câu 19: Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành có ý nghĩa gì?
- A. Tạo thuận lợi trao đổi, buôn bán.
- B. Thống nhất sự kiểm soát tài chính.
-
C. Thống nhất đo lường để dễ dàng trao đổi.
- D. Thống nhất tiền tệ, thúc đẩy nền kinh tế.
Câu 20: Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào?
-
A. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học - kĩ thuật.
- B. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- C. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- D. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học - kĩ thuật.
Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở châu Âu bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ chính trị khác nhau?
- A. Pháp.
- B. Ý.
-
C. Đức.
- D. Anh.
Câu 22: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
- A. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
- B. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
-
C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
- D. Để hàng hóa Mĩ ngập tràn Tây Âu.
Câu 23: Yếu tố bên ngoài nào giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự hợp tác có hiệu quả của các nước Tây Âu trong Liên minh châu Âu (EU).
- B. Sự hợp tác có hiệu quả với các nước trên thế giới.
- C. Sự đầu tư vốn của Mĩ, Nhật Bản.
-
D. Nguồn viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mác-san.
Câu 24: Đồng tiền chung châu Âu được gọi là gì?
-
A. Ơrô.
- B. Đô la.
- C. Mac.
- D. Frăng.
Câu 25: "Cộng đồng than - thép châu Âu" thành lập vào năm nào?
-
A. 1951.
- B. 1946.
- C. 1965.
- D. 1957.