Câu 1: Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương?
- a. Vì sao chiến tranh Triều Tiên Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.
- b. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.
- c. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.
-
d. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính.
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?
- a. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.
- b. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
- c. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
-
d. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 4: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
- a. 40 tiểu đoàn.
-
b. 44 tiểu đoàn,
- c. 46 tiểu đoàn.
- d. 84 tiểu đoàn.
Câu 5: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
- a. 44 tiểu đoàn.
- b. 80 tiểu đoàn,
-
c. 84 tiểu đoàn.
- d. 86 tiểu đoàn.
Câu 6: Thực hiện kế hoạch Na-va, chi phí chiến tranh của Mĩ viện trợ chiếm tới:
- a. 70%
- b. 71%
- c. 72%
-
d. 73%
Câu 7: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:
- a. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
-
b. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự
- c. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng,
- d. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
Câu 8: Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 với quyết tâm gì?
-
a. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
- b. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.
- c. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.
- d. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.
Câu 9: Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của Pháp bị phân tán thành mấy nơi?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
-
D. 5
Câu 10: Đông-Xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?
- a. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh.
-
b. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
- c. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.
- d. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.
Câu 11: Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì?
- a. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
- b. “Đánh chắc, thắng chắc”.
- c. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
-
d. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”.
Câu 12: Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ta buộc địch phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân, đó là đâu?
-
a. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.
- b. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kon Tum, Luông Phra-bang.
- c. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Thà Khẹt, Luông Phra-bang.
- d. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô. Tây Nguyên, Luông Phra-bang.
Câu 13: Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp?
- A. Chiến dịch Biên giới thu-đông (1950).
- B. Chiến dịch Trung Lào (1953).
- C. Chiến dịch Thượng Lào (1954).
-
D. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954).
Câu 14: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?
- A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- B. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
-
C. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
- D. Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Câu 15: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến ở Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?
- A. Tấn công nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
- B. Tiến công thần tốc, táo bạo, đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp.
-
C. Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
- D. Đánh vào nơi quan trọng, làm cho Pháp gặp khó khăn phải rút quân về nước.
Câu 16: Mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tấn công vào đâu?
- A. Phía Đông phân khu trung tâm
- B. Phân khu trung tâm
-
C. Phân khu Bắc
- D. Phân khu Nam
Câu 17: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 18: Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?
- a. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
- b. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
- c. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
-
d. a, b và c đúng.
Câu 19: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:
- a. 45 cứ điểm và 3 phân khu.
-
b. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
- c. 50 cứ điểm và 3 phân khu.
- d. 55 cứ điểm và 3 phân khu.
Câu 20: Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, là tinh thần của quân và dân ta trong chiến dịch nào?
- a. Chiến dịch Biên giới 1950.
- b. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
- c. Chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954.
-
d. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 21: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
- a. 55 ngày đêm.
-
b. 56 ngày đêm.
- c. 60 ngày đêm.
- d. 66 ngày đêm.
Câu 22: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ:
- a. Cứ điểm Him Lam.
- b. Sân bay Mường Thanh,
-
c. Đồi A1.
- d. Sở chỉ huy Đờ Cát-tơ- ri.
Câu 23: Tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng vào thời gian nào?
- a. 16 giờ ngày 7/5/1954
- b. 16 giờ 30 ngày 7/5/1954
- c. 17 giờ ngày 7/5/1954
-
d. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954
Câu 24: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như ………của thế kỉ XX”
- a. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.
- b. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.
- c. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm-Xoài Mút, một Đống Đa.
-
d. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.
Câu 25: Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?
- a. Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xô.
- b. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.
-
c. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp.
- d. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.
Câu 26: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
-
a. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- b. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
- c. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
- d. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phải là ngyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
- A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
-
B. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương.
- C. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
- D. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
Câu 28: Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?
- A. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- C. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
-
D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
Câu 29: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
- A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
- C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
-
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết