Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)? 

  • A. Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  • B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam
  • C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước
  • D. Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam

Câu 2: Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phản ánh vai trò gì của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam trong những năm 1965-1973? 

  • A. Chiến trường trực tiếp đánh Mĩ
  • B. Hậu phương chi viện cho miền Nam
  • C. Căn cứ địa quan trọng nhất
  • D. Điểm trung chuyển tiếp nhận viện trợ của quốc tế

Câu 3: Đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1965-1968 là  

  • A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
  • B. Chú trọng cộng nghiệp hàng tiêu dùng
  • C. Phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng
  • D. Phát triển các khu công nghiệp tập trung

Câu 4: Đâu là nội dung của chương trình “ba mục tiêu”  trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc giai đoạn 1965-1968?

  • A. 5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1ha diện tích gieo trồng trong một năm
  • B. Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
  • C. 5 tấn thóc trên 1ha, 2 đầu lợn trong một năm
  • D. 5 tấn thóc trên 1ha, 90% nông dân tham gia vào hợp tác xã, cơ giới hóa sản xuất

Câu 5: Trong những năm 1965-1968, hoạt động sản xuất của miền Bắc có điểm gì nổi bật?  

  • A. Công nghiệp hóa quy mô lớn
  • B. Chuyển từ thời bình sang thời chiến
  • C. Điện khí hóa sản xuất
  • D. Cơ giới hóa sản xuất

Câu 6: Loại vũ khí được mệnh danh là “pháo đài bay” được Mĩ sử dụng trong cuộc tập kích đường không cuối năm 1972 là  

  • A. Máy bay B52 
  • B. Máy bay F111
  • C. Máy bay MIG- 21
  • D. Máy bay MIG- 19

Câu 7: Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
  • B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
  • C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
  • D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng

Câu 8: Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?  

  • A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
  • B. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
  • C. Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam
  • D. Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 9: Tuyết đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là  

  • A. Đường số 4
  • B. Đường số 9
  • C. Đường số 14
  • D. Đường Hồ Chí Minh

Câu 10: Duyên cớ chiến tranh đầu tiên Mĩ dựng lên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là  

  • A. Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
  • B. Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam
  • C. Trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ
  • D. Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường

Câu 11: Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam  

  • A. Chiến tranh đặc biệt
  • B. Chiến tranh cục bộ
  • C. Việt Nam hóa chiến tranh
  • D. Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 12: Cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên ta còn mở chiến dịch đánh địch ở đâu?

  • A. Quảng Trị.
  • B. Nha Trang.
  • C. Phước Long.
  • D. Huế - Đà Nẵng.

Câu 13: Sau ............... Mĩ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri.

  • A. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.
  • B. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963.
  • C. chiến thắng phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960).
  • D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 14: Từ năm 1965 đến năm 19968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Việt Nam?

  • A. Chiến tranh cục bộ.
  • B. Việt Nam hóa chiến tranh.
  • C. Đông Dương hóa chiến tranh.
  • D. Chiến tranh đặc biệt.

Câu 15: Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

  • A. Chiến thắng Phước Long.
  • B. Chiến thắng Quảng Trị.
  • C. Chiến thắng Tây Nguyên.
  • D. Chiến thắng Huế - Đà Nẵng.

Câu 16: Sự kiện nào tác động đến hội nghị Bộ chính trị (từ 18/12/1974 đến 9/1/1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?

  • A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.
  • B. Chiến thắng Quảng Trị.
  • C. Chiến thắng Phước Long và đường số 14.
  • D. Chiến thắng Tây Nguyên.

Câu 17: Sau khi hiệp định Pari ký kết, tình hình ở miền Nam như thế nào?

  • A. Cả Mĩ và chính quyền Sài Gòn đều bị thất bại.
  • B. Mĩ đã rút nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn tồn tại.
  • C. Ta đã giành thắng lợi ở Tây Nguyên.
  • D. Ta kết thúc thắng lợi về quân sự và ngoại giao. 

Câu 18: Để ép ta nhân nhượng, kí một hiệp định do Mĩ đặt ra, Nich Xơn đã cho máy bay B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972?

  • A. Hà Nội, Nam Định.
  • B. Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • C. Hà Nội, Thanh Hóa.
  • D. Hà Nội, Hải Phòng

Câu 19: Quá trình diễn biến của hội nghị Pari gắn với đời tổng thống nào của Mĩ ?

  • A. Ken nơ đi, Ních Xơn.
  • B. Giôn xơn, Ních xơn, Pho.
  • C. Ních Xơn, Pho.
  • D. Giôn xơn, Ních Xơn.

Câu 20: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã áp dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam?

  • A. Chiến tranh đặc biệt
  • B. Chiến tranh cục bộ
  • C. Chiến tranh một phía
  • D. Việt Nam hóa chiến tranh 

Câu 21: Loại hình chiến tranh nào của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bởi hai đời tổng thống?

  • A. Chiến tranh một phía.
  • B. Việt Nam hóa chiến tranh.
  • C. Chiến tranh đặc biệt.
  • D. Chiến tranh cục bộ.

Câu 22: Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào đã buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Pari ?

  • A. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
  • B. Chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh".
  • C. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
  • D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Câu 23: Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?

  • A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  • B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
  • C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân  ta ở hai miền đất nước
  • D. Cứu nguy cho chiến lược  “chiến tranh cục bộ “ ở miền  Nam

Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất trong cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là gì ?

  • A. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pari.
  • B. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược.
  • C. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  • D. Đây là đòn đánh bất ngờ, làm cho Mĩ dừng việc đưa quân vào Nam Việt Nam.

Cây 25: Cuộc tổng công kích và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi và là bước nhảy vọt lần thứ mấy của cách mạng miền Nam?

  • A. Thắng lợi thứ tư là bước nhảy vọt thứ hai.
  • B. Thắng lợi thứ nhất và là bước nhảy vọt thứ hai. 
  • C. Thắng lợi thứ ba và là bước nảy vọt thứ tư.
  • D. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.