Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
-
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
- C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
- D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
Câu 2: Cuộc đấu tranh công khai, họp pháp trong những năm 1936- 1939 thực sự là một cuộc cách mạng gì?
-
A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.
- B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. Một cuộc đấu tranh giai cấp.
- D. Một cuộc tổng diễn tập cho giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Câu 3: Sau 5 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 - 1995), tổng sản lượng trong nước tăng bình quân hàng năm bao nhiêu %?
- A. 8%.
- B. 8,1%.
-
C. 7%
- D. 8,3 %.
Câu 4: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi diễn ra sự kiện nào?
-
A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3/1929).
- B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929).
- C. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929).
- D. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng (7/ 1929).
Câu 5: Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?
- A. Hồ Chí Minh
-
B. Tôn Đức Thắng
- C. Nguyễn Lương Bằng
- D. Trần Đức Lương
Câu 6: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:
- A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.
-
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.
- D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 7: Trong “Việt Nam hóa chiến tranh”, lực lượng nào là chù yếu để tiến hành chiến tranh?
- A. Quân đội Mĩ
-
B. Quân đội ngụy
- C. Quân đội Mĩ + các đồng minh
- D. Quân đội Mĩ + quân đội ngụy
Câu 8: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả tất yếu của:
- A. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926.
- B. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
-
C. Phong trào công nhân trong những năm 1925 - 1927.
- D. Phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925.
Câu 9: Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?
- A. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.
- B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- C. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng.
-
D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
Câu 10: Tháng 11/1951 địch mở chiến dịch Lô-tuyt (Hoà Bình) với âm mưu gì?
- A. Mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với liên khu III và IV.
- C. Giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
-
D. Giành lại quyền chủ động, nối lại “Hành lang Đông Tây” chia cắt Việt Bắc với Liên khu III và IV.
Câu 11: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
- B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
-
C. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).
- D. Binh biến Đô Lương (1/1941).
Câu 12: Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?
- A. Ngụy quân.
- B. Ngụy quyền,
-
C. “Ấp chiến lược”.
- D. Đô thị (hậu cứ).
Câu 13: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển nhiều cơ sở trong nước vào năm nào?
- A. 1924
- B. 1925
-
C. 1926
- D. 1927
Câu 14: Tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng vào thòi gian nào?
- A. 16 giờ ngày 7/5/1954.
- B. 16 giờ 30 ngày 7/5/1954.
- C. 17 giờ ngày 7/5/1954.
-
D. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954.
Câu 15: Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947) thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là:
- A. Thắng lợi về kinh tế - chính trị.
-
B. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao.
- C. Thắng lợi về ngoại giao - văn hoá giáo dục.
- D. Thắng lợi về kinh tế - ngoại giao.
Câu 16: Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
-
A. 3/1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.
- B. 3/1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.
- C. 3/1935 ở Xiêm - Thái Lan.
- D. 3/1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.
Câu 17: Biện pháp nào quan trọng nhất để chính quyền cách mạng kịp thời giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám?.
-
A. Động viên lòng nhiệt tình yêu nước và ủng hộ Chính phủ của nhân dân.
- B. Chính phủ ký sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam (31/1/1946).
- C. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23/11/1941).
- D. Tiết kiệm chi tiêu.
Câu 18: Thời điểm nào Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung?
- A. 10/3/1975
- B. 11/3/1975
-
C. 14/3/1975
- D. 24/3/1975
Câu 19: Sau đêm 9/3/1945 khẩu hiệu mà Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng là gì?
- A. “Diệt phát xít Nhật”.
- B. “Chống phát xít, chống chiến tranh”.
-
C. “Phá kho thóc Nhật, giải quyết, nạn đói”.
- D. “Tự do, cơm áo, hòa bình”.
Câu 20: Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng CSVN là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là gì?
- A. Đổi mới về chính trị.
- B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
-
C. Đổi mới về kinh tế.
- D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 21: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc sẵn sàng với tinh thần gì?
- A. Tất cả vì tiền tuyến.
- B. Tất cả để chiến thắng.
- C. Mỗi người làm việc bằng hai.
-
D. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.
Câu 22: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của:
- A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945).
-
B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945).
- C. Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương (9/3/1945).
- D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4/1945).
Câu 23: Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) ở miền Bắc là gì?
- A. Công nghiệp nhẹ.
- B. Công nghiệp nặng,
- C. Cải tạo XHCN.
-
D. Xây dựng CNXH.
Câu 24: Địa bàn hoạt động chính của Việt Nam Quốc dân Đảng ở đâu?
-
A. Ở Bắc Kì
- B. Ở Trung Kì
- C. Ở Nam Kì
- D. Ở Bắc, Trung, Nam Kì
Câu 25: Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?
- A. Kháng chiến toàn diện.
- B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
- C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
-
D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 26: Thực hiện kế hoạch Na-va, chi phí chiến tranh của Mĩ viện trợ chiếm tới:
- A. 70%
- B. 71%
- C. 72%
-
D. 73%
Câu 27: Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?
- A. Tháng 5/1930.
- B. Tháng 7/1930.
-
C. Tháng 9/1930.
- D. Tháng 10/1930.
Câu 28: Số liệu nào sau đây là thành tích xuất sắc của quân đội miền Bắc làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”?
- A. Bắn rơi 735 máy bay Mĩ.
- B. Bắn rơi 61 máy bay B52, 10 máy bay F111.
-
C. Bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111).
- D. Bắn rơi 735 máy bay (trong đó có 61 máy bay B52, 10 máy bay F111.
Câu 29: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 10 - 15/5/1941.
-
B. Từ 10 - 19/5/1941.
- C. Từ 10 - 25 /5/1941.
- D. Từ 10 - 29/5/1941.
Câu 30: Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?
- A. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.
- B. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.
-
C. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.
- D. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.
Câu 31: Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
- A. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18/6/1919).
-
B. Tiếp cận luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
- C. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
- D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari.
Câu 32: Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945?
- A. Nạn đói, nạn dốt.
- B. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.
-
C. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.
- D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.
Câu 33: Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nhận định kẻ thù của nhân dân ta là:
- A. Nguỵ quyền Sài Gòn.
- B. Mĩ và quân đồng Minh của Mĩ.
-
C. Để quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
- D. Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 34: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để:
- A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
- B. Để độc quyền chiếm Đông Dương.
-
C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
- D. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.
Câu 35: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
- A. 10/10/1954
- B. 16/5/1954
- C. 10/10/1955
-
D. 16/5/1955
Câu 36: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
- A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
-
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.
- C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
- D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 37: Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rove nhằm mục đích gì?
- A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc .
- B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
-
C. Khoá cửa biên giới Việt - Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây (từ Hải Phòng đến Sơn La).
- D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ.
Câu 38: Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì?
- A. Cải tạo XHCN.
- B. Bầu cử Quốc hội thống nhất.
-
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- D. Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp.
Câu 39: Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?
-
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- C. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.
- D. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
Câu 40: Điểm khác nhau cơ bản giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
-
A. Sử dụng lực lượng quân Viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
- D. A và B là điểm khác nhau.