Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Không bị chiến tranh tàn phá.
  • B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  • C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
  • D Tiến hành chiến tranh xâm lược vả nô dịch các nước.

Câu 2: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành:

  • A. Một khu vực phồn thịnh.
  • B. Một khu vực ổn định và phát triển.
  • C. Một khu vực mậu dịch tự do.
  • D. Một khu vực hòa bình.

Câu 3: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

  • A. Thực dân Anh
  • B. Đế quốc Mĩ
  • C. Thực dân Pháp
  • D. Đế quốc Nhật

Câu 4: Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
  • B. Củng cố quốc phòng an ninh
  • C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
  • D. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 5: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

  • A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
  • B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
  • C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
  • D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 6: Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?  

  • A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
  • B. Duy trì hòa bình an ninh của khu vực 
  • C. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
  • D. Đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực 

Câu 7: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

  • A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
  • B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới
  • D. Không có tác động gì. 

Câu 8: Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay?

  • A. Cần có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực
  • B. Cần phải xóa bỏ triệt để chế độ phân biệt chủng tộc
  • C. Cần phải phân định lại đường biên giới cho phù hợp
  • D. Cần phải loại bỏ các phần tử khủng bố ở khu vực 

Câu 9: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh"?

  • A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
  • B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.
  • C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập
  • D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế

Câu 10: Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?  

  • A. Anh
  • B. Hà Lan
  • C. Pháp 
  • D. Đức 

Câu 11: Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?

  • A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
  • B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
  • C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
  • D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.

Câu 12: Phi-đen Cax-tơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?

  • A. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Batixta.
  • B.  Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn.
  • C. Mĩ bao vây cấm vận.
  • D. Mất nguồn việc trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

Câu 13: Nhân vật chủ mưu gây nội chiến & Trung Quốc từ 20/7/1946 là ai?

  • A. Mao Trạch Đông
  • B. Chu Đức
  • C. Tưởng Giới Thạch
  • D. Chu Ân Lai

Câu 14: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

  • A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
  • C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  • D. Chế độ thực dân.

Câu 15: Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?

  • A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  • B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
  • C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản. 

Câu 16:  Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

  • A. Mĩ.
  • B. Nhật
  • C. Anh.
  • D. Đức.

Câu 17: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?

  • A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
  • B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
  • D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.

Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?

  • A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
  • B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.
  • C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
  • D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Câu 19: Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước là

  • A. Kẻ thù
  • B. Lãnh đạo
  • C. Lực lượng tham gia
  • D. Kết quả

Câu 20: Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
  • B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
  • C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
  • D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.