Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vì sao Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Việt Nam?  

  • A. Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam.
  • B. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.
  • C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
  • D. Để biến thị trường Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

Câu 2: Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?  

  • A. Giai cấp nông dân.
  • B. Giai cấp tư sản dân tộc.
  • C. Giai cấp công nhân.
  • D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 3: Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?  

  • A. Đại địa chủ
  • B. Trung địa chủ
  • C. Tiểu địa chủ
  • D. Trung, tiểu địa chủ

Câu  4: Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?  

  • A. Đồn điền trồng lúa.
  • B. Đồn điền trồng cao su.
  • C. Đồn điền trồng chè.
  • D. Đồn điền trồng cà phê.

Câu 5: Số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương trong chương trình khai thác lần thứ hai từ (1924 - 1929) đã  

  • A. tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh
  • B. giảm so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
  • C. không thay đổi so với thời kì trước chiến tranh
  • D. tập trung vào các ngành kinh tế nhà nước quản lí

Câu 6: Giai cấp, tầng lớp nào là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam?

  • A. Công nhân.
  • B. Nông dân.
  • C. Tiểu tư sản.
  • D. Địa chủ phong kiến.

Câu 7: Ở Việt Nam, tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước là

  • A. học sinh, sinh viên, trí thức. 
  • B. tư sản dân tộc. 
  • C. tiểu tư sản. 
  • D. tiểu địa chủ. 

Câu 8: Trong cuộc khai thác thuộc đại lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

  • A. Công nghiệp. 
  • B. Nông nghiệp. 
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Thương nghiệp.

Câu 9: Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. tư sản và tiểu tư sản. 
  • B. công nhân và tư sản. 
  • C. công nhân và tiểu tư sản. 
  • D. địa chủ và tư sản dân tộc. 

Câu 10: Để thâu tóm thị trường Việt Nam, thực dân Pháp đã

  • A. đánh thuế nặng hàng hóa trong nước và nước ngoài.
  • B. hạn chế công nghiệp nặng phát triển.
  • C. quản lý chặt chẽ ngân hàng Đông Dương.
  • D. đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta.

Câu 11: Mục đích của những chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã tiến hành trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì?

  • A. Tạo ra tầng lớp tay sai, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
  • B. Khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
  • C. Tạo khối đoàn kết dân tộc.
  • D. Chia rẽ dân tộc Việt Nam.

Câu 12: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.
  • B. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.
  • C.Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
  • D. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

Câu 13: Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hướng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

  • A. Thúc đẩy các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ hơn.
  • B. Các phong trào đấu tranh có tổ chức, mục đích rõ ràng.
  • C. Bước đầu chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam.
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là do

  • A. Thực dân Pháp bị suy yếu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • B. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
  • C. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • D. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

  • A. Giai cấp nông dân.
  • B. Giai cấp tư sản dân tộc.
  • C. Tầng lớp tiểu tư sản.
  • D. Giai cấp công nhân.

Câu 16: Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hóa giáo dục nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.
  • B. Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
  • C. "Chia để trị" và thực hiện văn hóa nô dịch, ngu dân.
  • D. Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.

Câu 17: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

  • A. Tư sản dân tộc.
  • B. Công nhân.
  • C. Nông dân.
  • D. Địa chủ.

Câu 18: Tầng lớp nào không có khả năng tham gia phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản.
  • B. Tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
  • C. Địa chủ và tư sản.
  • D. Đại địa chủ và tư sản mại bản.

Câu 19: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

  • A. Giao thông vận tải.
  • B. Nông nghiệp và thương nghiệp.
  • C. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
  • D. Công nghiệp chế biến.

Câu 20: Trong các nguyên nhân sau đây, đâu không phải là lí do khiến tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?

  • A. Khai thác than để thể hiện sức mạnh của nền công nghiệp Pháp.
  • B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
  • C. Khai thác than mang lại lợi nhuận lớn.
  • D. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.

Câu 21: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?

  • A. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
  • B. Nông dân, địa chủ phong kiến.
  • C. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
  • D. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.

Câu 22: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?

  • A. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh.
  • B. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu-Mỹ bị thu hẹp.
  • C. Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
  • D. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định.

Câu 23: Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do

  • A. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
  • B. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
  • C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
  • D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

Câu 24: Ngành công nghiệp nào Pháp chú trọng nhất trong cuộc khai thác lần thứ hai ở Việt Nam?

  • A. Chế biến.
  • B. Khai mỏ.
  • C. Điện lực.
  • D. Cơ khí.

Câu 25: Nội dung nào không phải là lí do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
  • B. Đất nước bị tàn phá.
  • C. Nhân dân Đông Dương đấu tranh quyết liệt.
  • D. Kinh tế kiệt quệ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.