Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?  

  • A. Do khuynh hướng vô sản chưa chiếm ưu thế
  • B. Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ
  • C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa ra đời
  • D. Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Câu 2: Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?  

  • A. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú
  • B. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội
  • C. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau
  • D. Có sự đoàn kết với quốc tế

Câu 3: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?  

  • A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
  • D. Để giải phóng dân tộc.

Câu 4: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế nào?  

  • A. Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
  • B. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
  • C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
  • D. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu 5: Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?  

  • A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công
  • B. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
  • C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
  • D. Sự ra đời của trật tự Véc xai- Oasinhtơn

Câu 6: Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

  • A. Tăng lương giảm giờ làm.
  • B. Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm.
  • C. Chống đánh đập công nhân.
  • D. Đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Câu 7: Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

  • A. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh
  • B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
  • C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
  • D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Câu 8: Sự kiện nào được nhắc đến như "Chim én nỏ báo hiệu mùa xuân"?

  • A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Quảng Châu - Trung Quốc tháng 6/1924.
  • B. Phong trào đòi thả tự do cho Phan Bội Châu năm 1925.
  • C. Thành lập Tâm tâm xã năm 1923.
  • D. Phong trào để tang Phan Châu Trinh 1926.

Câu 9: Điểm vượt trội trong hoạt động của tầng lớp tiểu tư sản trí thức so với tầng lớp tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là

  • A. hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp.
  • B. thành lập được chính đảng của giai cấp tư sản, có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học.
  • C. ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
  • D. hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì theo con đường bạo lực cách mạng.

Câu 10: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chỉ ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?

  • A. Việt Nam nghĩa đoàn. 
  • B. Đảng Thanh Niên.
  • C. Hội Phục Việt. 
  • D. Đảng Lập hiến. 

Câu 11: Từ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản tri thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?

  • A. Tin tức. 
  • B. Dân chúng. 
  • C. Người nhà quê. 
  • D. Tiền Phong. 

Câu 12: Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai ở Việt Nam, có sự kiện nào nổi bật trong năm 1925?

  • A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
  • B. Cuộc đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. 
  • C. Xuất bản "bản án chế độ thực dân Pháp".
  • D. Đám tang Phan Châu Trinh. 

Câu 13: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (9/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì lý do nào dưới đây?

  • A. Thời gian bãi công dài.
  • B. Quy mô bãi công lớn.
  • C. Hình thức đấu tranh phong phú.
  • D. Đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

Câu 14: Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là

  • A. sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
  • B. thất bại trong vụ mưu sát tên trùm Ba-danh ở Hà Nội.
  • C. thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
  • D. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929).

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là do

  • A. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
  • B. Thực dân Pháp bị suy yếu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • D. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc.

Câu 16: Đặc điểm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là

  • A. dễ thỏa hiệp với Pháp.
  • B. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
  • C. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
  • D. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

Câu 17: Sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của tầng lớp tiểu tư sản là

  • A. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã.
  • B. xuất bản báo "Người nhà quê".
  • C. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • D. đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh

Câu 18: Mục đích của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản do tư sản dân tộc lãnh đạo trong những năm 1919-1925 là gì?

  • A. Đòi thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • B. Đòi quyền độc lập tự do.
  • C. Lật đổ chế độ phong kiến, đuổi Pháp về nước.
  • D. Giành lấy vị thế về kinh tế, chính trị tốt hơn.

Câu 19: Giai cấp lãnh đạo phong trào "chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa" (1919), đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì (1923) là

  • A. giai cấp tiểu tư sản.
  • B. giai cấp tư sản mại bản.
  • C. giai cấp tư sản dân tộc.
  • D. giai cấp công nhân.

Câu 20: Trong những năm 1919 - 1925, giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam đấu tranh nhằm mục đích

  • A. "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa".
  • B. ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
  • C. giành độc lập dân tộc.
  • D. đòi những quyền tự do, dân chủ.

Câu 19: Tổ chức quốc tế nào ra đời tháng 3/1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới?

  • A. Liên Hợp Quốc.
  • B. Quốc tế Cộng sản.
  • C. Hội Quốc Liên.
  • D. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Câu 20: Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

  • A. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế nặng nề.
  • B. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11-1917).
  • C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6-1919).
  • D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12-1920).

Câu 21: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam"?

  • A. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
  • B. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. Vì đây là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
  • D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tổ chức và lãnh đạo.

Câu 22: Ông là người từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp vào cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Ông là ai?

  • A. Phan Anh.
  • B. Tôn Đức Thắng.
  • C. Trường Chinh.
  • D. Lê Duẩn.

Câu 23: Sự kiện tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu, Trung Quốc) vào tháng 6/1924 gắn liền với tên tuổi của ai?

  • A. Lí Tự Trọng.
  • B. Ngô Gia Tự.
  • C. Lê Hồng Phong.
  • D. Phạm Hồng Thái.

Câu 24: Một phong trào công nhân (1919-1925) đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam là cuộc bãi công

  • A. tại nhà máy dệt Nam Định.
  • B. của thợ máy xưởng Ba Son.
  • C. đấu trang của công nhân ở Hà Nội.
  • D. của công nhân nhà máy điện Yên Phụ.

Câu 25: Hội Phục Việt là tổ chức của tầng lớp, giai cấp nào?

  • A. Giai cấp tư sản.
  • B. Giai cấp nông dân.
  • C. Giai cấp công nhân.
  • D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.