Câu 1: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?
- A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới.
- B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
-
C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
- D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng.
Câu 2: Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?
- A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định
-
B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định
- C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn
- D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
- A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
- B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
-
C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.
- D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.
Câu 4: Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?
- A. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc
-
C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ
Câu 5: Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ là gì?
- A. Chế ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
- B. Thực hiện "Cuộc cách mạng Xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ,...
- C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.
-
D. a, b, c đúng
Câu 6: Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?
- A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
- B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.
- D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
-
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh
- B. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn
- C. Di hại của chủ nghĩa thực dân để lại
- D. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh
Câu 8: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là:
- A. Sự sụp đổ của chế độ XHCN.
-
B. Sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.
- C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
- D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
Câu 9: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
- A. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
-
B. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
- C. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ.
- D. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.
Câu 10: Tháng 10/1991, Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia nhằm :
- A. Xây dựng Cam-pu-chia thành một nước trung lập.
- B. Xây dựng Cam-pu-chia thành một nước xã hội chủ nghĩa.
-
C Xây dựng một nước Cam-pu-chia hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết, phồn vinh và có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
- D. Xây dựng Cam-pu-chia thành một nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 11: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?
- A. Nhà nước Liên Xô tê liệt.
- B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.
- C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.
-
D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống
Câu 12: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do cuộc "chiến tranh lạnh" mang lại là gì?
- A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
- B. Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí.
- C. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
-
D. a, b, c đúng.
Câu 13: Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?
-
A. xây dựng và phát triển đất nước.
- B. thực hiện liên kết khu vực.
- C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
- D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 14: Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ Việt Nam năm 1972 là gì?
-
A. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
- B. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".
- C. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam- Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ".
- D. "Việt Nam - lương tri của thời đại".
Câu 15: Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14/5/1955) là gì?
- A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
- B. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
-
C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
- D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Câu 16: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Hiệp ước Rôma
-
B. Hiệp ước Maxtrích
- C. Định ước Henxinki
- D. Hiệp ước Lisbon
Câu 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đánh dấu Trung Quốc đã:
- A. Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- B. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 18: Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
- A. Chính sách xâm lược thuộc địa.
- B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
-
C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
- D. Thành lập các khối quân sự.
Câu 19: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?
-
A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin
- B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia
- C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma
- D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo
Câu 20: Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?
- A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
- B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
- C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.
-
D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.