Câu 1: Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?
-
A. Liên minh châu Phi
- B. Cộng đồng kinh tế châu Phi
- C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi
- D. Hiệp hội các nước châu Phi
Câu 2: Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
- A. Cu-Ba
- B. Ăng-gô-la
-
C. Nam Phi
- D. Tây Nam Phi
Câu 3: Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?
- A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.
-
B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại
- C.Bình đẳng trong kinh tế
- D. Tăng trưởng bền vững
Câu 4: Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
-
A. Đại hội dân tộc Phi
- B. Tổ chức thống nhất châu Phi
- C. Liên minh châu Phi
- D. Đại hội thống nhất châu Phi
Câu 5: Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?
-
A. Anh
- B. Hà Lan
- C. Pháp
- D. Đức
Câu 6: Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
- A. J.Nêru
- B. M.Gandi
- C. Phiđen cátxtơrô
-
D. Nenxơn Manđêla
Câu 7: Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
-
A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập
- B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi
- C. Cuộc đấu tranh của Angiêri
- D. “Năm châu Phi”
Câu 8: Cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại ở châu Phi dưới hình thức
- A. chủ nghĩa thực dân cũ.
- B. có cả chủ nghĩa thực dân củ và mới.
- C. chủ nghĩa thực dân mới.
-
D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 9: Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
-
A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
- B. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.
- C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
- D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
Câu 8: Sự kiện đánh đấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công ở Nam Phi là
- A. chính quyền Nam Phi đã tuyên bố từ bỏ chính sách phân biệt củng tộc (2/1990).
- B. phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hoàn toàn thắng lợi.
-
C. Nexơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
- D. nước Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập (3/1990).
Câu 9: Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình các nước châu Phi
-
A. bước đầu phát triển.
- B. khó khăn và không ổn định
- C. phát triển mạnh về mọi mặt.
- D. ổn định, khôi phục kinh tế.
Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh với châu Phi là
- A. mức độ giành độc lập của Mĩ La-tinh triệt để hơn châu Phi.
- B. Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới.
- C. hình thức đấu tranh của Mĩ La-tinh đa dạng, phong phú hơn châu Phi.
-
D. Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ.
Câu 11: SGK Lịch sử 9, Nxb Giáo dục 2015, tr.14 có viết: "Nét nổi bật của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đầu Nha". Đoạn trích này đề cập đến nội dung của giai đoạn đấu tranh nào?
- A. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- B. Từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- C. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
-
D. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 12: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện gì nổi bật?
- A. Nen-xơn Ma-đê-la lên làm Tổng thống Nam Phi.
- B. Cộng hòa Ai Cập được thành lập.
- C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
-
D. 17 nước châu Phi giành độc lập dân tộc.
Câu 13: Hình thức cuối cùng còn tồn tại của chủ nghĩa thực dân vào giai đoạn từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX là
- A. chế độ độc tài thân Mĩ.
- B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
-
C. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
- D. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Câu 14: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã
- A. tiếp tục đấu tranh chống đế quốc thực dân.
- B. xung đột, chiến tranh liên miên.
- C. kí các hiệp định hợp pháp nhưng lệ thuộc vào Mĩ.
-
D. bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 15: Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi có hạn chế như thế nào?
- A. Đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của châu Phi.
- B. Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu.
-
C. Chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước châu Phi.
- D. Chỉ làm thay đổi một phần bộ mặt các nước châu Phi.
Câu 16: Nước Cộng hòa Nam Phi ra đời là do
- A. do sức ép từ phía Mĩ muốn gây ảnh hưởng với châu Phi.
- B. chính quyền Anh không còn đủ sức để duy trì chế độ thống trị ở Nam Phi.
- C. do sự phản đối của dư luận quốc tế.
-
D. áp lực đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
Câu 17: Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi có ý nghĩa như thế nào?
-
A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại xào huyệt cuối cùng của nó.
- B. Chế độ thực dân cũ hoàn toàn sụp đổ.
- C. Anh mất quyền thống trị tại Nam Phi.
- D. Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh.
Câu 18: Hiến pháp Nam Phi (11-1993) được thông qua đánh dấu ý nghĩa căn bản nào?
- A. Đưa Nam Phi trở thành một nước Cộng hòa.
- B. Đưa N.Man-đê-la lên làm Tổng thống.
-
C. Xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
- D. Chủ nghĩa thực dân cũ ở Nam Phi bị lật đổ.
Câu 19: Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Thắng lợi của phong trào cách mạng Tuy-ni-di.
- B. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân An-giê-ri giành được thắng lợi.
-
C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính Ai Cập nhằm lật đổ vương triều Pharúc - chỗ dựa của chính quyền thực dân Anh.
- D. Cách mạng Li-bi bùng nổ và thắng lợi.
Câu 20: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi "Năm Châu Phi"?
- A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
- B. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".
-
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
- D. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
Câu 21: Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ phong trào
- A. giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
- B. chống ách thống trị của bọn thực dân.
- C. giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
-
D. đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 22: Từ năm 1662 đầu thế kỉ XIX, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?
- A. Anh.
- B. Mĩ.
-
C. Hà Lan.
- D. Pháp.
Câu 23: Số lượng đạo luật về phân biệt chủng tộc ở Nam Phi trước kia gồm hơn
- A. 100 đạo luật.
-
B. 70 đạo luật.
- C. 10 đạo luật.
- D. 50 đạo luật
Câu 24: Nen-xơn Man-đê-la là Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi năm nào?
- A. 1996.
- B. 1991.
- C. 1993.
-
D. 1994.
Câu 25: Năm được gọi là "Năm châu Phi’’ là năm nào?
- A. 1959.
-
B. 1960.
- C. 1952.
- D. 1945.