Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P5)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là  

  • A. Người cày có ruộng
  • B. Không một tấc đất bỏ hoang
  • C. Tăng gia sản xuất
  • D. Tấc đất, tấc vàng

Câu 2:  Tháng 8/1936 Đảng chủ trương phát động phong trào gì?

  • A. Đông Dương đại hội.
  • B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.
  • C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu.
  • D. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

Câu 3: Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng?

  • A. quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam
  • B. chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam
  • C. cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
  • D. ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực

Câu 4: Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

  • A. Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh
  • B. Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.
  • C. Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh
  • D. Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân 

Câu 5: Mùa khô 1966 - 1967 cuộc hành quân Gian-xơn-Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) của địch nhằm mục đích gì?

  • A. Tiêu diệt quân chủ lực của ta.
  • B. Tiêu diệt chủ lực quân giải phóng của ta.
  • C. Tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
  • D. Thực hiện âm mưu “tìm diệt” và “bình định”.

Câu 6:  Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thòi kỳ 1930 -1931?

  • A. Đấu tranh bí mật.
  • B. Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai.
  • C. Đấu tranh bất hợp pháp.
  • D. Đấu tranh công khai.

Câu 7: Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nhận định kẻ thù của nhân dân ta là:

  • A. Nguỵ quyền Sài Gòn.
  • B. Mĩ và quân đồng Minh của Mĩ.
  • C. Để quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
  • D. Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Câu 8:  Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/7/1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:

  • A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.
  • B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.
  • C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.
  • D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.

Câu 9: Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?  

  • A. Đồn điền trồng lúa.
  • B. Đồn điền trồng cao su.
  • C. Đồn điền trồng chè.
  • D. Đồn điền trồng cà phê.

Câu 10: Đại hội Đảng lần thứ II quyết định Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì?

  • a. Đảng Cộng sản Đông Dương
  • b. Đảng Cộng sản Việt Nam
  • c. Đảng Lao động Việt Nam
  • d. Đảng Cộng sản Liên đoàn

Câu 11: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?  

  • A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi
  • B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam
  • C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa
  • D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?  

  • A. Vẫn mang tính chất nông nghiệp
  • B. Phát triển không cân đối
  • C. Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài
  • D. Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển 

Câu 13: Chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

  • A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
  • B. Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ.
  • C. Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

  • A. Do khuynh hướng vô sản chưa chiếm ưu thế
  • B. Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ
  • C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa ra đời
  • D. Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Câu 15: Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

  • A. hũ gạo cứu đói
  • B. ty bình dân học vụ
  • C. nha bình dân học vụ
  • D. cơ quan Giáo dục quốc gia

Câu 16: Thành tựu đầu tiên trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới là gì?

  • A. Giải quyết được việc làm cho người lao động.
  • B. Giải quyết nạn thiếu ăn triền miên.
  • C. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10 lần.
  • D. Xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.

Câu 17: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:

  • A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
  • B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
  • C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
  • D. Luận cương Chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo

Câu 18: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

  • A. Kháng chiến toàn dân
  • B. Kháng chiến toàn diện
  • C. Kháng chiến trường kì
  • D. Kháng chiến lâu dài 

Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?

  • A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi
  • B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
  • C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị
  • D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi 

Câu 20: Nét nổi bật của phong trào cách mạng 1936 -1939 là gì?

  • A. Thực hiện khẩu hiệu đấu tranh “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
  • B. Thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.
  • C. Đào tạo được đội ngũ cách mạng đông đảo.
  • D. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xây dựng một đội quân chính trị rộng lớn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.