Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 31: Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng xuân 1975 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 31: Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng xuân 1975 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Miền Bắc cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế vào thời gian nào?

  • A. Năm 1974
  • B. Năm 1975
  • C. Năm 1976
  • D. Năm 1977

Câu 2: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tiến hành vào thời gian nào?

  • A. Tháng 3 – 1976.
  • B. Tháng 4 – 1976.
  • C. Tháng 5 – 1976.
  • D. Tháng 6 – 1976.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là quyết định được đưa ra tại kì họp đầu tiên Quốc hội khóa IV?

  • A. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
  • B. Quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
  • D. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980).

Câu 4: Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, tình hình chính trị ở hai miền nước ta như thế nào?

  • A. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  • B. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Đất nước thống nhất, cả nước đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
  • D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Câu 5: Tại các thành phố lớn ở miền Nam, chính quyền cách mạng được thành lập khi nào?

  • A. Trước khi được giải phóng.
  • B. Năm 1975.
  • C. Ngày sau khi được giải phóng.
  • D. Sau năm 1975.

Câu 6: Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân, vừa là quy luật khách quan của lịch sử Việt Nam”  

  • A. Sai, vì thực tế có hàng loạt người dân miền Nam đã di cư ra nước ngoài do không muốn thống nhất đất nước
  • B. Đúng, vì thống nhất đất nước là nguyện vọng của những người lãnh đạo miền Bắc Việt Nam
  • C. Sai, vì xu thế phát triển của Việt Nam trong lịch sử là phân tán
  • D. Đúng, vì thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh quy luật thống nhất là đúng và đa số người dân đều ủng hộ thống nhất khi 98,8% cử tri đi bỏ phiếu

Câu 7: Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?  

  • A. Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam
  • B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch
  • C. Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế
  • D. Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 8: Nội dung nào của hiệp định Pari được nhân dân Việt Nam hiện thực hóa sau đại thắng mùa xuân năm 1975?  

  • A. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt
  • B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài
  • C. Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị
  • D. Hoa Kì cam kết rút quân và không tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam

Câu 9: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?  

  • A. Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào
  • B.Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • C. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
  • D. Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng

Câu 10: Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?  

  • A. Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
  • B. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất
  • C. Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất
  • D. Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?  

  • A. Vẫn mang tính chất nông nghiệp
  • B. Phát triển không cân đối
  • C. Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài
  • D. Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển

Câu 12: Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
  • B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
  • C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
  • D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 13 Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?  

  • A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
  • B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
  • C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
  • D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)

Câu 14: Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?  

  • A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
  • B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
  • C. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
  • D. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)

Câu 15: Vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) là

  • A. Nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước
  • B. Đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
  • C. Chuẩn bị kế hoạch tổng tuyển cử trong cả nước
  • D. Chuẩn bị nội dung cơ bản cho kì họp Quốc hội khóa mới

Câu 16: Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?  

  • A. Xã hội chủ nghĩa
  • B. Tư bản chủ nghĩa
  • C. Công- thương nghiệp tư nhân
  • D Nông nghiệp hàng hóa

Câu 17: Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?  

  • A. Hậu quả của chiến tranh, tàn dư của chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề
  • B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp
  • C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố
  • D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn

Câu 18: Tình hình miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ có đặc điểm gi nổi bật?

  • A. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn
  • B. bị tàn phá nặng nề
  • C. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại
  • D. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại

Câu 19: Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì   

  • A. Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • B. Hòa bình, thống nhất
  • C. Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • D. Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.