Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P7)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P7). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lực lượng nào đã dọn đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?  

  • A. Mĩ
  • B. Anh
  • C. Nhật Bản
  • D. Trung Hoa Dân Quốc

Câu 2: Ai được bầu làm Tổng bí thư của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Phạm Văn Đồng.
  • C. Trường Chinh.
  • D. Trần Phú.

Câu 3: Vì sao giai cấp tư sản dân tộc không đủ khả năng nắm lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

  • A. Bị tầng lớp tư sản mại bản chèn ép.
  • B. Số lượng ít, thế lực kinh tế yếu.
  • C. Thái độ không kiên định dễ thỏa hiệp
  • D. a, b, c, đúng

Câu 4: Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

  • A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
  • B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
  • C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
  • D. A, B và C đúng.

Câu 5: Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì?

  • A. Chống phá cách mạng miền Bắc.
  • B. Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.
  • C. Cô lập miền Bắc.
  • D. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?  

  • A. Ý thức chính trị của công nhân được nâng cao
  • B. Vai trò của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • C. Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc.
  • D. Ảnh hưởng từ hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 7:  Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?

  • A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
  • B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
  • C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài, toàn dân toàn diện.
  • D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 8: Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám đối với nhân dân ta là gì?

  • A. Đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến tây sai.
  • B. Giành độc lập tự do, lập chế độ Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc.
  • D. A, B và C đúng.

Câu 9: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)?

  • A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
  • B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo
  • C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới
  • D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp

Câu 10: Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?

  • A. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
  • B. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
  • C. Bảo vệ miền Bắc.
  • D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, miền Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ của hậu phương lớn.

Câu 11: Điều gì chứng tỏ: tháng 9/1930 phong trào công-nông đã phát triển tới đỉnh cao?

  • A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
  • B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và thành lập chính quyền Xô Viết
  • C. Đã thực hiện liên minh công nông vững chắc.
  • D. Đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Câu 12:  Tình hình nhiệm vụ của miền Bắc thời kì 1973 -1975 có gì khác trước?

  • A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
  • B. Khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa.
  • C. Tiếp tục chi viện cho miền Nạm và chiến trường Lào, Cam-pu-chia.
  • D. Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?

  • A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
  • B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
  • C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925).
  • D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 14: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?  

  • A. Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào
  • B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • C. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
  • D. Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng

Câu 15: Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?

  • A. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.
  • B. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.
  • C. Ngọn lửa cách mạng giải phong dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp.
  • D. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương.

Câu 16: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là  

  • A. Xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu từ thành thị đến nông thôn
  • B. Mở rộng ảnh hưởng của Đảng cộng sản Đông Dương trong quần chúng
  • C. Là cuộc tổng diễn tập lần 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám
  • D. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số quyền dân sinh, dân chủ

Câu 17:  Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu nhất?

  • A. Để tiện lợi cho việc sản xuất.
  • B. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn.
  • C. Để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.
  • D. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.

Câu 18: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1924 có ý nghĩa gì?

  • A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về trong nước.
  • B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
  • C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 19: Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) ?

  • A. Hoàn cảnh lịch sử
  • B. Trọng tâm cải cách
  • C. Vai trò của Đảng cộng sản
  • D. Kết quả cải cách

Câu 20: Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng nhận định kẻ thù chính cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là ai?

  • A. Thực dân Pháp.
  • B. Phát xít Nhật.
  • C. Phát xít Pháp - Nhật.
  • D. Phát xít Nhật và phong kiến nhà Nguyễn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.