Giáo án toán 6: Luyện tập lũy thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập lũy thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
LUYỆN TẬP: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN,
NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ

I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và mũ, nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
2. Kỹ năng:
- HS biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị các lũy thừa, biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- HS thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng lũy thừa.
- HS vận dụng được công thức lũy thừa vào một số bài toán cơ bản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
Mục tiêu: kiểm tra chuẩn bị bài mới của học sinh. Ôn lại kiến thức bài học trước.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thực hành.
* Kiểm tra bài cũ:
- HS1 : Hãy nêu lũy thừa bậc n của a ? Viết dạng tổng quát.
Áp dụng tính : 34 = ?; 53 = ?

- HS2 : Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm ntn ? viết dạng tổng quát ?
Áp dụng tính : 83.84 = ; 54.56 = ; 72.7 =
- GV nhận xét và đánh giá.
* Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta dã học xong phần lí thuyết của bài “ Lũy thừa với số mũ tự nhiên nhân hai lũy thừa cùng cơ số”. Tiết này chúng ta sẽ áp dụng các kiến thức của bài trước để giải một số bài tập. HS 1: an = a.a.a...a (n # 0)
n thừa số a
34 = 3.3.3.3 = 81
53 = 5.5 = 25
HS 2: an.am = an + m
83.84 = 83+4 = 87
54.56 = 54+6 = 510
72.7 = 72+1 = 73

HS lấy sách vở, bút để ghi chép *Quy tắc:
an = a.a.a...a (n # 0)

n thừa số a

an.am = an + m

B. Hoạt động luyện tập – vận dụng.
Hoạt động 1: Viết số tự nhiên dưới dạng lũy thừa. ( 14 phút)
Mục tiêu: HS biết cách viết một số tự nhiên dưới dạng lũy thừa và ngược lại.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, vấn đáp
Bài 61(SGK-28)
? Số nào là lũy thừa của một số tự nhiên
? Hãy viết tất cả các cách nếu có
- GV gọi 1 HS lên bảng
- Gọi HS nhận xét
Bài 62(SGK-28)
- GV gọi 2HS lên bảng
? Em có nhận xét gì về số mũ của mỗi lũy thừa với số chữ số 0 ở kết quả giá trị tìm được của mỗi lũy thừa đó.
? Em có nhận xét gì về ý a và ý b
- GV chốt: Số chữ số 0 trong giá trị của một lũy thừa của 10 bằng số mũ của lũy thừa đó và ngược lại.
? Vận dụng nhận xét trên vào làm bài 90 (SBT- 16). - Gọi 1HS lên bảng làm
- cho nhận xét và sửa chữa
- HS suy nghĩ và trả lời
- 1HS lên bảng trả lời
- HS2 nhận xét

- 2Hs lên bảng
- HS1 thực hiện
- HS 2 thực hiện
- HS: Số mũ của mỗi lũy thừa bằng số chữ số 0 ở kết quả giá trị của mỗi lũy thừa đó.
- HS3 : ý b là bài toán ngược của ý a

- HS4 lên bảng làm,dưới lớp làm vào vở
- nhận xét

1. Viết số tự nhiên dưới dạng lũy thừa
Bài 61(SGK-28)
8 = 23; 16 = 42 = 24;
27 = 33; 64 = 82 = 43 = 26
81 = 9 2 = 34; 100 = 102.
Bài 62(SGK-28)
a) Tính: 102 = 100
103 = 1000
104 = 10000
105 = 100 000
106 = 1000 000.
b) Viết số dưới dạng lũy thừa: 1000 = 103
1000 000 = 106
1 tỉ = 109
100…0 = 1012
(12 chữ số 0)
*nhận xét: Số chữ số 0 trong giá trị của một lũy thừa của 10 bằng số mũ của lũy thừa đó và ngược lại.
Bài 90 (SBT – 16)
10000 = 104
100…0 = 109
(9 chữ số 0)
Hoạt động 2: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số. ( 12 phút)
Mục tiêu:HS biết cách làm bài toán nhân các lũy thừa cùng cơ số.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, vấn đáp
-Yêu cầu làm bài 62 (SGK-28)
- Cho HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích tại sao đúng? Tại sao sai?
- Gọi 4 HS lên bảng đồng thời thực hiện 4 phép tính của Bài 64 (SGK-29)

- Cho nhận xét và sửa chữa.

- Cho HS làm bài: Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:
a) 43.33
b) 54.25
?Nhận xét hai lũy thừa của phép nhân ở ý a?có áp dụng được quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số?làm thế nào để viết kết quả dưới dạng 1 lũy thừa? (HD:Áp dụng định nghĩa cho biết 43 =? 33 = ? nhóm thành các tích 4.3)
HD: ở ý b số 25 = ?
- GV chốt: muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta AD quy tắc an.am = an+m , nhân hai lũy thừa không cùng cơ số ta áp dụng định nghĩa để đưa về tích các lũy thừa cùng cơ số rồi AD quy tắc. - 3 HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích.

- 4 HS lên bảng làm đồng thời
-HS khác làm vào vở
-Nhận xét và sửa chữa bài sai.
- Chú ý lắng nghe gợi ý của GV và trả lời câu hỏi
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Bài 63 (SGK-28)
a) 23.22 = 26 Sai (nhân mũ)
b) 23.22 = 25 Đúng (theo quy tắc)
c) 54.5 = 54 Sai (không tính mũ)
Bài 64 (SGK-29)
a)23.22.24 = 23+2+4 = 29
b) 102.103.105 = 102+3+5 =1010
c) x.x5 = x1+5 = x6
d) a3.a2.a5 = a3+2+5 = a10
Bài tập:
a) 43.33 = (4.4.4).(3.3.3)
= (4.3).(4.3).(4.3)
= 12.12.12
= 123
b) 54.25 = 54.52 = 54+2 = 56
Hoạt động 3: Bài tập so sánh các lũy thừa (10 phút)
Mục đích: củng cố kỹ năng tính giá trị các lũy thừa, so sánh các số tự nhiên.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp – gợi mở, hoạt động nhóm, thuyết trình
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm Bài 65(SGK-29)
- GV gọi đại diện 1 tổ trưởng lên trình bày
- GV gọi HS nhận xét và các nhóm chấm chéo

- Gọi 2 HS lên bảng đồng thời thực hiện 2 phép tính của Bài 91 (SBT-16)
- Cho nhận xét và sửa chữa.
- GV chốt: Muốn so sánh hai lũy thừa, ta tính giá trị của từng lũy thừa rồi so sánh các giá trị đó với nhau. Cuối cùng đưa ra kết luận. - HS hoạt động nhóm
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và chấm chéo lẫn nhau.

- 2 HS lên bảng làm đồng thời
-HS khác làm vào vở
-Nhận xét và sửa chữa bài sai.
3. So Sánh
Bài 65(SGK-29)
a) 23 và 32
23 = 8; 32 = 9
8 < 9 hay 23< 32
b) 24 và 42
24 = 16 ; 42 = 16
 24 = 42
c) 25 và 52
25 = 32 ; 52 = 25
Mà 32 > 25 suy ra 25> 52
d) 210 = 1024 > 100
hay 210> 100
Bài tập 91(SBT-16)
a) 26 = 2.2.2.2.2.2 = 64
82 = 8.8 = 64
 26 = 82
b) 53 = 5.5.5 = 125
35 = 3.3.3.3.3 = 243
 53< 35
C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 3 phút)
Mục tiêu:Củng cố kiên thức về lũy thừa, cơ số, công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- cho HS làm Bài 66/29/SGK
- GV: Cho HS đọc đề và dự đoán
- GV: Hướng dẫn 112 cơ số có 2 chữ số 1. Chữ số chính giữa là 2, các chữ số 2 phía giảm dần về số 1
- Tương tự: Cho số 11112 => dự đoán 11112?
- GV: Cho cả lớp dùng máy tính bỏ túi kiểm tra lại kết quả vừa dự đoán.
- Yêu cầu nắm vững định nghĩa lũy thừa bậc n của số a và quy tắc nhân hai lũy thừa có cùng cơ số, vận dụng linh định nghĩa, quy tắc trên hoạt trong việc tính tích của lũy thừa không cùng cơ số
- Bài tập về nhà : Bài tập 92; 93 (SBT-16).Bài 95 (SBT-16) cho HS khá.
- Đọc trước bài chia hai lũy thừa cùng cơ số - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS cả lớp làm, ai làm nhanh lên bảng

- HS sử dụng máy tính kiểm tra dự đoán.

- HS ghi chép nội dung yêu cầu Bài 66 (SGK-29)
112 = 121
1112 = 12321
11112 = 1234321

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.