Giáo án toán 6: Bài 15. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Hs hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố và biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
2. Kỹ năng:
Hs biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích. Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố
3. Thái độ:
HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ
2. HS: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Ôn tập lại cho học sinh thế nào là số nguyên tố, hợp số
Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác
GV: Chia lớp thành hai nhóm lên bảng khoanh các số là số nguyên tố. Đội 1 bút đen, đội hai bút xanh. Sau khi học sinh trên bảng về chỗ HS khác mới được lên. Sau 2 phút đội nào khoanh được nhiều nhất đội đó thắng

GV: Cùng cả lớp chữa bài làm của hai đội và tặng qua cho đội thắng cuộc. HS: Tham gia hoạt động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
Mục tiêu: Học sinh hiểu đươc thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
? Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của 2 thừa số lớn hơn 1 hay không

? Theo phân tích ở H.1 em có 300 bằng các tích nào?
-Trình bày một số cách phân tích khác:
GV:Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố.
? Vậy theo em phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ?
- Giới thiệu đó là cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

- Dù phân tích bằng cách nào ta cũng được cùng một kết quả.
GV: Trở lại 2 hình vẽ:
? Tại sao lại không phân tích tiếp 2; 3; 5 ?
? Tại sao 6; 50; 100 lại phân tích được tiếp ?
GV nêu 2 chú ý trên bảng phụ. HS: Có

H.1

- Hs
300 = 3.100 = 3.10.10
= 3.2.5.2.5

- bằng ý hiểu của mình HS nêu khái niệm phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Số nguyên tố phân tích ra là chính nó.
- Vì đó là các hợp số 1. Phân tích một số ra thừa số
Ví dụ: SGK

H.2
300 = 6.50 = 2.3.2.25
= 2.3.2.5.5
Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố.

*Chú ý: SGK - T49
Hoạt động 2: Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. (15')
Mục tiêu: Học sinh biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
- H/dẫn HS phân tích theo cột.
Lưu ý:
+ Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ
nhỏ đến lớn : 2; 3; 5; 7;…
+ Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 đã học.
+ Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột.
+ GV hướng dẫn HS viết gọn bằng luỹ thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
? Qua các cách phân tích em có nhận xét gì về kết quả phân tích ?
- Y/c Hs làm việc cá nhân làm ?

HS chuẩn bị thước , phân tích theo hướng dẫn của GV
300 2
150 2
75 3
25 5
5 5
1
- Hs : Các kq đều giống nhau.
- Làm ? vào bảng phụ
- Nhận xét chéo

- Là các số ng.tố
- Hoàn thiện vào vở
- Hs NX và đối chiếu kết quả 2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

300 2
150 2
75 3
25 5
5 5
1

Do đó 300 = 2.2.3.5.5
= 22.3.52
* Nhận xét: SGK - T50
? 1: Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố
420 2
210 2
105 3
35 5
7 7
1
420 =2. 2.3.5.7 = 22 . 3 .5 . 7
C. Hoạt động củng cố - Luyện tập (8’)
Mục tiêu: Học sinh luyện tập củng cố lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập sau ra giấy A3

GV: Yêu cầu HS treo sản phẩm lên bảng, và cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.

- Hs thực hiện BT: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
Nhóm 1 + 2: 46 và 175
Nhóm 2 + 3: 32 và 275

D. Tìm tòi, mở rộng. (2’)
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
* Nhiệm vụ cá nhân:
- Học thuộc và nắm vững khái niệm, cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
- BTVN: 125; 126; 127; 128 (SGK-50)
- Đọc phần có thể em chưa biết và làm bài tập về nhà tiết sau luyện tập -HS ghi lại vào trong vở. * Nhiệm vụ cá nhân:
- Học thuộc và nắm vững khái niệm, cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
- BTVN: 125; 126; 127; 128 (SGK-50)
- Đọc phần có thể em chưa biết và làm bài tập về nhà tiết sau luyện tập

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.