Giáo án PTNL bài Làm quen với số nguyên âm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Làm quen với sô nguyên âm. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

TUẦN 10

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

Tiết 40. §1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.

  1. Kĩ năng:

- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

  1. Thái độ:

- Rèn luyện HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, thêm yêu thích bộ môn

  1. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Các ví dụ

- Tìm hiểu trục số

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm...

IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: SGV, SGK, phấn màu, thước thẳng.

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, nghiên cứu §1 SGK

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

  1. Ổn định tổ chức
  2. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: có các đồ dùng học tập cần thiết phục vụ môn học và biết về nội dung chương II

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

- GV: yêu cầu HS: Thực hiện phép tính: a. 4 + 6 = ?

        b. 4 . 6 = ? 

        c. 4 – 6 =?

- GV: gọi  HS trả lời

- GV: đặt vấn đề vào bài

- GV: ghi bài.

- HS trả lời

 

 

 

- HS lắng nghe

 

Chương II. Số nguyên

Tiết 39. §1.  Làm quen với số nguyên âm.

.

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Mục tiêu:

+ HS nhận biết và làm quen với số nguyên âm. Thấy được sự cần thiết phải có số nguyên âm. Biết lấy ví dụ về số nguyên âm.

+ Biết cách biểu diễn số nguyên âm trên trục số.

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ..

- Thời gan: 30 phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu Các ví dụ

- GV: Em hãy trả lời câu hỏi ở phần đóng khung mở đầu.

- GV: Để biết câu hỏi trên đúng hay chưa đúng, ta qua mục 1 về các ví dụ SGK.

- GV: Giới thiệu -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm và cách đọc như SGK.

- GV: Cho HS đọc đề  ví dụ 1 SGK và đưa nhiệt kế có chia độ cho HS quan sát.

- GV: Từ ví dụ trên ta sẽ có đáp án đúng cho câu hỏi phần đóng khung mở đầu SGK.

-30C nghĩa là nhiệt độ 3 độ dưới 00C. Đọc là: âm ba độ C hoặc trừ ba độ C.

- GV: Treo đề  và cho HS làm ?1 SGK.

- GV: Trong các thành phố ghi trong bảng, thành phố nào nóng nhất, lạnh nhất?

- GV: Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.

♦ Củng cố: Làm bài 1. 68 SGK.

- GV: Treo hình 35 SGK cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi bài tập trên.

 

- GV: Cho HS đọc ví dụ 2, treo hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0) để HS quan sát.

- GV: Yêu cầu HS trả lời và giải thích ý nghĩa các số nguyên âm đó.

♦ Củng cố: Làm bài 2. 68 SGK.

- GV: Tương tự các bước trên ở ví dụ 3 và làm ?3

- HS trả lời

 

- HS: Trả lời có thể sai hoặc đúng.

- HS: Đọc ví dụ 1.

 

- HS: Đọc nhiệt độ ở các thành phố.

 

 

 

 

- HS: Hà Nội nhiệt độ 18 độ trên 00C...., Bắc Kinh nhiệt độ 2 độ dưới 00C...

 

- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS: Đọc và quan sát hình vẽ trả lời ?2

 

 

- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

1. Các ví dụ

Các số -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm.

Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3,...

Hoặc : Trừ 1, trừ 2, trừ 3, ...

 

 

 

Ví dụ 1: (SGK)

- Làm ?1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ 2: (SGK)

- Làm ?2

 

 

 

Ví dụ 3: (SGK)

- Làm ?3

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu trục số

- GV: Ôn lại cách vẽ tia số:

+ Vẽ một tia, chọn đoạn thẳng đơn vị, đặt liên tiếp đoạn thẳng đơn vị đó trên tia số và đánh dấu.

+ Ghi phía trên các vạnh đánh dấu đó các số tương ứng 0; 1; 2; 3;... Với 0 ứng với gốc của tia.

- GV: Vẽ tia đối của tia số và thực hiện các bước như trên nhưng các vạch đánh dấu ứng với các số -1; -2; -3; ... => gọi là trục số.

- GV: Yêu cầu HS vẽ trục số trong vở nháp.

- GV: Kiểm tra sửa sai cho HS.

- GV: Giới thiệu:

+ Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.

+ Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương(thường đánh dấu bằng mũi tên)

 + Chiều từ phải sang trái là chiều âm của trục số.

- GV: Cho HS làm ?4 kẻ sẵn đề bài trên bảng phụ.

Gợi ý: Điền trước các số vào các vạch tương ứng trên trục số và xem các điểm A, B, C, D ứng với số nào trên tia thì nó biểu diễn số đó.

- GV: Hướng dẫn. Ta ký hiệu là: A(-6)

Tương tự:  Hãy xác định các điểm B, C, D trên trục số và ký hiệu?

- GV: Giới thiệu chú ý SGK, cách vẽ khác của trục số trên hình 34 SGK.

 

- HS: làm theo các yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: lên bảng làm yêu cầu 1

 

- HS: Điểm A biểu diễn số -6

 

- HS: B(-2); C(1); D(5)

 

2. Trục số

 

                         

 

=> Gọi là trục số

 

 

- Điểm 0 gọi là điểm gốc của trục.

- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.

 

 

 

 

 

 

 

- Làm ?4

 

 

 

 

 

 

 

+ Chú ý: (SGK)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: HS biết viết các số nguyên âm và biểu diễn các số tự nhiên, các số nguyên âm trên trục số

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...

- Thời gian: 5 phút

Bài tập 1 sgk/68:

- GV: yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1 sgk/68

- GV treo bảng phụ có vẽ 5 nhiệt kế và yêu cầu HS lên bảng điền vào mỗi hình giá trị tương ứng với số chỉ nhiệt kế.

 

 

Bài tập 4b sgk/68:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4b sgk/68.

- GV vẽ trục số hình 37 lên bảng và gọi HS lên bảng điền vào các số nguyên âm nằm giữa -10 và -5 lên trục số.

 

- GV : Qua các ví dụ tìm hiểu ngày hôm nay người ta dùng số nguyên âm khi nào?

 

- HS: đọc yêu cầu bài tập 1 sgk/68.

- HS lên bảng làm.

a) a: -30C    b: -20C

    c: 00C      d: 20C

    e: 30C

b) Trong hai nhiệt kế a và b thì nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 4b sgk/68 và vẽ hình vào vở.

- HS lên bảng điền các số nguyên âm.

 
   

 

 

 

- HS: Dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C, chỉ độ sâu dưới mực nước biển, chỉ số nợ....

Bài tập 1 sgk/68:

a) a: -30C    b: -20C

    c: 00C      d: 20C

    e: 30C

b) Trong hai nhiệt kế a và b thì nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.

 

 

 

Bài tập 4b sgk/68:

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

-Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào thực tế giải bài toán

-Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình

- Thời gian: 3 phút

Yêu cầu HS đọc đề bài 3 sgk/68

Nhà toán học Pi-Ta-go sinh năm 570 trước công nguyên viết là sinh năm -570 .

 

HS: Vận dụng kiến thức môn lịch sửđể trả lời.

Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm -776.

HS: Vận dụng kiến thức môn thể dụcđể trả lời.

Chuẩn bị bài Tập hợp các số nguyên.

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu:HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học

- Phương pháp: Ghi chép

- Thời gian: 2 phút

- Hướng dẫn học ở nhà: (02 phút)

Cá nhân+ Xem lại các ví dụ về số nguyên, chú ý cách vẽ trục số

+ Làm bài tập 1 -> 5 SGK. 68

          + Chuẩn bị bài tập cho tiết “Tiết 41. §2. Tập hợp các số nguyên”

Nhóm 1+2:

 Em hãy cho ví dụ thực tế có số nguyên âm và giải thích ý nghĩa của số nguyên âm đó?

Nhóm 3+4:

Vẽ trục số và cho biết:

a. Những điểm nào cách điểm 2 ba đơn vị?

b. Những điểm nào nằm giữa các điểm -3 và 4?

 

 

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điểm gốc trong trục số là điểm nào

  1. Điểm 0 B. Điểm 1 C. Điểm 2     D. Điểm -1

Câu 2: Điểm -4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị?

  1. 7 B. 8 C. 6     D. 9

Câu 3: Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là?

  1. -1 B. 5 C. -1 và 5     D. 1 và 5

Câu 4: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là?

  1. Chiều âm B. Chiều dương C. Chiều thuận     D. Chiều nghịch

Câu 5: Người ta dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi- ta – go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên. Vậy thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên được viết như thế nào?

A.-776                  B.+776                 C.776

Câu 6: Chiều từ phải sang trái trong trục số được gọi là?

  1. Chiều âm B. Chiều dương C. Chiều thuận     D. Chiều nghịch
  2. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

............................................................................................................................

         

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.