Giáo án PTNL bài Điểm và đường thẳng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Điểm và đường thẳng. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

TUẦN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 1. Bài 1: ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG

I Mục tiêu:

  1. Kiến thức

- Nhận biết được:điểm, đường thẳng; điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm.

  1. Kĩ năng:

- Biết vẽ điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng.

3.Thái độ:

- Chú ý, nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tính toán; Suy luận hợp lý và logic; Diễn đạt, Tự học...

- Năng lực chuyên biệt: NL xác định điểm, đường thẳng, điểm thuộc và không thuộc đường thẳng.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Điểm

- Đường thẳng

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM      

- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan nêu vấn đề, thực hành, hoạt động nhóm.

IV. CHUẨN BỊ

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán…

  1. Chuẩn bị của học sinh

- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu nội dung chương trình

- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.

- Thời gian: 3 phút

Cho học sinh hoạt động nhóm thực hiện quan sát và nhận xét hình 1

 

 

 

 

 

 

- Gv lấy thêm ví dụ về hình ảnh của điểm cho một số nhóm

- Hình thành kiến thức

 

- Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn đọc phần 1a, các bạn còn lại quan sát, thảo luận  phát hiện hình ảnh của điểm

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm lấy ví dụ về hình ảnh của điểm

 

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KHIẾN THỨC

- Mục tiêu: Hiểu điểm là gì?, vẽ được điểm

- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.

- Thời gian:

Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung kiến thức phần 1b, và quan sát hình 2.

 

-Nếu nhóm trưởng không thể đặt câu hỏi gv có thể hỏi và gợi ý cho hs, lấy vd và yêu cầu cá nhân các nhóm thực hiện lại vd khác, nhóm trưởng kiểm tra kết quả.

 

-Gv yêu cầu các nhóm thực hiện phần 1c, theo dõi hoạt động của các nhóm và sửa sai nếu có.

 

 

Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm đọc và làm theo yêu cầu phần 2a, vào vở.

 

 

 

- Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung kiến thức phần 2.b, và quan sát hình 4.

 

-Gv yêu cầu các nhóm thực hiện phần 2c, theo dõi hoạt động của các nhóm và sửa sai nếu có.

 

 

 

- Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm đọc và làm theo yêu cầu phần 3 vào vở, kiểm tra kết quả hs

 

 

 

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đọc.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm trả lời câu hỏi:’’ thế nào là 2 điểm trùng nhau”

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn thực hiện theo yêu cầu phần 1c, sau đó kiểm tra chéo trong nhóm thống nhất kết quả.

 

-Nhóm  trưởng yêu cầu các bạn thực hiện phần 2.a, kiểm tra chéo, nhận xét, trao đổi thống nhất cách làm.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đọc.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn thực hiện theo yêu cầu phần 2c, sau đó kiểm tra chéo trong nhóm thống nhất kết quả.

-Nhóm  trưởng yêu cầu các bạn thực hiện phần 3, sau đó kiểm tra chéo trong nhóm thống nhất kết quả, báo cáo gv

 

1 . Điểm :

                 · M                     ·  B

                         (Hình 1)

- Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm .

- Người ta dùng các chữ cái in hoa A , B , C . . . .   để đặt tên cho điểm .

Bất cứ hình nào cũng là tập hợp của các điểm. Một điểm cũng là một hình .

 

 

 

 

 

 

 

2 . Đường thẳng :

 

 
   

 


                                     b

        a

 

 -  Sợi chỉ căng thẳng , mép bàn , nét bút chì vạch theo thước thẳng trên trang giấy… cho ta hình ảnh của đường thẳng .

-  Người ta dùng các chữ cái thường a , b ,… m … để đặt tên cho đường thẳng .

 

 

 

 

3 . Điểm thuộc đường thẳng – Điểm không thuộc đường thẳng :

 

                               

                        A ·                  · B

 

             d

 

Trên hình vẽ ta nói

-  Điểm A thuộc đường thẳng d

            Ký hiệu :    A Î d

Ta còn nói : Điểm A nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A hay đường thẳng d chứa điểm A .

-  Điểm B không thuộc đường thẳng d

            Ký hiệu  :      B Ï d 

Ta còn nói : Điểm B không nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B hay đường thẳng d không chứa điểm B .

 

 ?                                · D

                 ·I        · B                  · E

                     · C

             a

                         · A

a, Điểm C thuộc đường thẳng a.

b, Điểm E không thuộc đường thẳng a

c, Vẽ B, D Î a; A,I Ï a

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân phần C. báo cáo kết quả, thống nhất trước lớp, sửa sai cho hs nếu có.

- Hs làm việc cá nhân báo cáo kết quả

 

 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Gv yêu cầu hs thực hành phần 1tại lớp , phần 2 về nhà.

Học sinh thực hiện theo yêu cầu phần 1,báo cáo kết quả

 

 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu:HS được hướng dẫn cụ thể nội dung chuẩn bị bài

- Phương pháp dạy học: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

Gv kiểm tra sửa sai cho học sinh

Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện phần 2

Học sinh thực hiện theo yêu cầu phần 1, CTHĐTQ kiểm tra kết quả, hướng dẫn các bạn, thống nhất kết quả.

 

       

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Có bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ sau:

  1. 2 B. 3 C. 4                 D. 5

Câu 2:

Chọn phát biểu sai:

  1. Một điểm có thể thuộc đồng thời nhiều đường thẳng.
  2. Với một đường thẳng a cho trước, có những điểm thuộc a và có những điểm không thuộc a.
  3. Trên đường thẳng chỉ có một điểm.
  4. Một điểm có thể thuộc đồng thời hai đường thẳng.

Câu 3:

Đường thẳng a chứa những điểm nào

  1. N, M B. M, S C. N, S                        D. N, M, S

Câu 4:

Đường thẳng f không chứa điểm nào?

  1. Q B. R C. S     D. Cả 3 điểm S, R, Q

Câu 5:

Cho hình vẽ sau:

Chọn phát biểu sai:

  1. Điểm Q không thuộc cácđường thẳng b, c, và a
  2. Điểm N nằm trên các đường thẳng b và c
  3. Điểm P không nằm trên các đường thẳng c và a
  4. Điểm M nằm trên các đường thẳng a và b

Câu 6: Dùng kí hiệu để ghi lại cách diễn dạt sau: “Đường thẳng a chứa điểm M và không chứa điểm P. Điểm O thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b”

  1. M ∈ a; P ∉ a; O ∈ a; O ∉ b
  2. M ∈ a; P ∉ a; O ∉ a; O ∉ b
  3. M ∉ a; P ∈ a; O ∈ a; O ∉ b
  4. M ∉ a; P ∉ a; O ∈ a; O ∈ b

Câu 8: Cho hình vẽ sau:

Chọn câu sai:

  1. A ∈ m
  2. A ∉ m
  3. A m, A n
  4. A ∈ m, A ∉ n

Câu 9: Cho hình vẽ sau:

Chọn câu đúng:

  1. D ∉ m B. D ∉ n C. D ∈ m                    D. Cả A, B đều đúng.

Câu 10: Cho hình vẽ sau:

Đường thẳng n đi qua những điểm nào:

  1. Điểm A B. Điểm B và điểm C
  2. Điểm B và điểm D D. Điểm D và điểm C
  3. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.