Giáo án PTNL bài Quy tắc dấu ngoặc

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Quy tắc dấu ngoặc. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 50. §8. QUY TẮC DẤU NGOẶC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- HS hiểu và biết vận dụng qui tắc dấu ngoặc, biết khái niệm tổng đại số.

  1. Kĩ năng:

- Biết cách vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào các bài tập.

  1. Thái độ:

- Rèn khả năng tư duy, nhanh nhẹn.

  1. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Quy tắc dấu ngoặc

- Tổng đại số

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo

                    Phấn màu, bảng phụ, bút dạ, mô hình trục số

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, nghiên cứu §8 SGK,

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Hs thấy được sự khó khăn khi thực hiện các phép toán có chứa dấu ngoặc và thấy được sự cần thiết khi sử dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Thời gian: 5 phút

HS lên báo cáo kết quả nhiệm vụ giao về nhà

+ Chữa bài 86 a, b.64 SBT.

+ a) Tìm số đối của 3; (- 4) ; 5.

b) Tính tổng của các số đối của 3 ; (-4) ; 5

HS nhận xét, bổ sung.

- GV: nhận xét

- GV: Giới thiệu bài mới

 

Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả nhiệm vụ giao về nhà

 

 

 

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Mục tiêu:

+ HS hiểu và biết vận dụng qui tắc dấu ngoặc

+ Biết cách vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào các bài tập.

+ HS biết khái niệm tổng đại số

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, hợp tác nhóm...

- Thời gian:

Hoạt động 1: Tìm hiểu Quy tắc dấu ngoặc (19 phút)

- GV: Gọi HS lên bảng trình bày ?1

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV:  Từ bài làm HS2

(- 3) + 4 + (- 5) = - 4  (1)

Em hãy tìm số đối của tổng [3 + (- 4) + 5] ?

- GV: Em hãy so sánh số đối của tổng (-3) + 4 + (-5) với tổng các số đối của 3 ; (- 4) ; 5 ?

- GV: Từ 2 kết luận trên, em có nhận xét gì?

- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài ?2

 

- Gọi HS lên bảng trình bày:

 

 

 

 

 

- GV: Từ câu a

7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (- 13) = 7 + 5 - 13

- Vế trái có ngoặc tròn (5 - 13) và đằng trước là dấu “+”.

- Vế phải không có dấu ngoặc và dấu của các  số hạng trong ngoặc không thay đổi. Em rút ra nhận xét gì?

- GV: Từ (*); (**);  (***) và kết luận của câu b:

12 - (4 - 6) = 12 - [4 + (6) = 12 - 4 + 6

- Vế trái có ngoặc tròn (4 - 6) và đằng trước là dấu “-“.

- Vế phải không có dấu ngoặc tròn và dấu của  các số hạng trong ngoặc đều đổi dấu. Em rút ra nhận xét gì?

- GV: Từ hai kết luận trên, em hãy phát biểu quy tắc dấu ngoặc?

- GV: Trình bày ví dụ SGK

- Hướng dẫn hai cách bỏ (); [] và ngược lại thứ tự.

- GV: Cho HS Hoạt độngnhóm làm ?3

- GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.

- HS: Lên bảng trình bày.

+ Số đối của 2 là - 2

+ Số đối của - 5 là 5

+ Số đối của 2 + (- 5) là - [2 + (-5)]

=> - [2 + (-5)]=-(-3)=3  (1)

- HS: Tổng các số đối của 2 và - 5 là:  - 2 + 5 = 3  (2)

Từ (1) và (2) Kết luận:

- [2 + (- 5)] = (- 2) + 5 (*)

 

- HS:  - [3 + (- 4) + 5] = - 4  (2)

 

- HS: Từ (1) và (2)

- [3 + (- 4) + 5] = - 3 + 4 + (- 5)  (**)

- HS: Số đối của một tổng bằng tổng các số đối. (***)

- HS:

7 + (5 -13) = 7 + (- 8) = - 1

7+5+(-13)=12+(-13) = - 1

=>7+(5-13)= 7 + 5 + (- 13)

- HS:

12 - (4 - 6) = 12 - (- 2) = 14

12 - 4 + 6 = 8 + 6 = 14

=> 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6

 

 

 

 

- HS: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước có dấu “+” thì dấu các số hạng trong ngoặc không thay đổi.

 

 

 

- HS: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước có dấu “-“ thì dấu các số hạng trong ngoặc đều đổi dấu. Dấu “+” thành “-“ và dấu “-“ thành “+”

 

 

 

 

- HS: Đọc quy tắc  SGK

 

 

 

 

- HS: Thảo luận nhóm.

 

Tiết 51. §8. Quy tắc dấu ngoặc

 

1. Quy tắc dấu ngoặc

* ?1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* ?2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quy tắc:  SGK

 

 

* Ví dụ:  (SGK)

 

* ?3

 

Hoạt động 2: Tìm tổng đại số

 - GV: Cho ví dụ và  viết phép trừ thành cộng với số đối của số trừ.

 

 

 

 

 

 

- Giới thiệu chú ý SGK

 

 

.

         

 

 

 

 

HS lắng nghe và ghi bài

 

2. Tổng đại số

Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên gọi là một tổng đại số.

Ví dụ:

5-3+ 2 -6=5 + (-3) + 2 + (-6)

* a-b-c = -b+a-c = -b-c+a

97 – 150 - 47 = 97 – 47 - 150

          = 50 - 150 = -100

* a-b-c = a-(b+c) = (a-b) -c

284-75-25 = 284-(75+25) = 284-100 = 184.

+ Chú ý SGK

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại

- Thời gian: 5 phút

+ GV yêu cầu HS:  viết tổng đã cho theo cách đơn giản; bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc, áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, nhóm các số hạng đã học.

+ GV nhận xét giờ học.

+ HS: làm bài tập.

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập nâng cao.

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Câu 1: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? Thế nào là tổng đại số? (M1)

Câu 2: Khi bỏ dấu ngoặc mà phía trước có dấu “-“ thì ta cần phải làm gì?(M2)

Câu 3:  Bài tập 57.59 sgk (M3)

- Học bài theo vở ghi và SGK.

- BTVN: 57, 58, 60 SGK/85

HS hoàn thành nhiệm vụ.

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Hs được hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài mới

- Phương pháp dạy học: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

Học thuộc quy tắc.

Làm bài tập 57 -> 60 SGK.85

Chuẩn bị “ Tiết 52. Luyện tập”

Nhiệm vụ nhóm

+ Nhóm 1+2: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc. Chữa bài 89 a, b. 65 SBT.

+ Nhóm 3+4: Thế nào là một tổng đại số? Chữa bài 90.65 SBT

- HS nhận nhiệm vụ.

 

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn giản biểu thức x + 1982 + 172 + (-1982) - 162 ta được kết quả là:

  1. x - 10 B. x + 10 C. 10     D. x

Câu 2: Kết quả của phép tính (-98) + 8 + 12 + 98 là:

  1. 0 B. 4 C. 10     D. 20

Câu 3: Chọn câu đúng:

  1. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 20
  2. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -20
  3. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 30
  4. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -10

Câu 4: Đơn giản biểu thức 235 + x - (65 + x) + x ta được:

  1. x + 170 B. 300 + x C. 300 - x     D. 170 + 3x

Câu 5: Tổng (-43567 - 123) + 43567 bằng:

  1. -123 B. -124 C. -125     D. 87011

Câu 6: Tính hợp lý (-1215) - (-215 + 115) - (-1115) ta được:

  1. -2000 B. 2000 C. 0     D. 1000

Câu 7: Tính: A = (5672 - 97) - 5672

  1. 97 B.-97 C.100                   D.0

Câu 8: Tính B = (-124) + (36 + 124 - 99) - (136 - 1)

  1. 198 B.-198 C. 98           D.-98

Câu 9: Tính C = {115 + [32 - (132 - 5)]} + (-25) + (-25)

A.-30          B.-20          C.-10 D.0

Câu 10: Tính (a - b) - (b + c) + (c - a) - (a - b - c)

A.-(a+b+c)            B.-(a+b-c)

C.-(a-b+c)             D.-(a-b-c)

  1. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................

............................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.