Giáo án PTNL bài Nửa mặt phẳng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nửa mặt phẳng. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Chương II: GÓC

TIẾT 15 - §1. NỬA MẶT PHẲNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng. Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, biết được tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.

2.Kĩ năng:

- Làm quen với việc phủ định khỏi niệm. rèn kĩ năng đọc hình vẽ, nhận dạng hình.

3.Thái độ:

- Chú ý ghi nhớ kiến thức bài mới, hăng hái tìm hiểu bài và làm bài tập.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:  tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt : Tự giác, chủ động, Suy nghĩ và khái quát hóa thành kiến thức mới

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Nửa mặt phẳng bờ a

- Tia nằm giữa hai tia

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ.

IV. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Ổn định lớp
  2. Bài mới

Hoạt động của GV

   Hoạt động của HS

           Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Hs được nhắc lại một số kiến thức liên quan chuẩn bị cho bài học

- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, động não, tái hiện kiến thức

- Thời gian: 5 phút

- Đường thẳng được xác định bởi mấy điểm?

- Thế nào là đoạn thẳng? Nêu vị trí tương đối của một đoạn thẳng và đường thẳng?

GV: giới thiệu về mặt phẳng: Biểu tượng mặt phẳng là trang giấy, mặt bảng. Chúng ta đã vẽ nhiều đường thẳng, nhiều điểm trên trang giấy. Những biểu tượng đó hàm ý nói: Trong hình học phẳng, mặt phẳng là hình cho trước, là tập hợp điểm trên đó ta nghiên cứu hình nào đó (đường thẳng, đoạn thẳng, tia, góc, …) Mỗi hình này là 1 tập hợp con của mặt phẳng.

- Đường thẳng được xác định bởi 2 điểm                                                            

-Định nghĩa đoạn thẳng SGK.

Có 2 VTTĐ của một đoạn thẳng và đường thẳng : Cắt nhau, song song, đoạn thằng nằm trên đường thẳng.           

 

HÌNH THÀNH KIẾN THƯC MỚI

- Mục tiêu:

+ Hs trình bày được ví dụ mặt phẳng, nửa mặt phẳng, điểm nằm trên nửa mặt phẳng

+ Hs xác định được điều kiện để một tia nằm giữa hai tia

-  Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, động não, đàm thoại, gợi mở

- Thời gian: 30 phút

  Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng (20 phút)

Gv: Giới thiệu hình ảnh của mặt phẳng trên thực tế

Gv: Yêu cầu hs tìm thêm ví dụ ?

Gv: Điểm giống nhau của đường thẳng và mặt phẳng là gì ?

Gv: Giới thệu khái niệm “bờ”.

-Yêu cầu hs xác định bờ trong một số  mặt phẳng xung quanh  ?

Gv: Thế nào là nửa mp bờ a ?

 

Gv: Giới thiệu hai nửa mp đối nhau.

Gv: Xác định các nửa mp đối nhau ở xung quanh  ?

Gv: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mp cũng là bờ chung của hai nửa mp đối nhau.

Gv: Củng cố cách đọc tên nửa mp bằng ?1.

 

Hs: Nghe giảng và tìm thêm ví dụ minh họa mặt phẳng.

 

 

Hs: Không bị giới hạn.

 

 

Hs: Quan sát H. 1,nghe giảng và tìm ví dụ “bờ” trong mp.

 

 

Hs: Đọc phần định nghĩa (sgk: tr 72).

 

Hs: Trả lời tuỳ ý.

Hs: tiếp thu

Hs: Làm ?1  tương  tự các cách gọi khác nhau ở H.2.

1. Nửa mặt phẳng bờ a:

- Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.

- Hai nửa mp có chung bờ  được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau

* Cách gọi tên nửa mặt phẳng:

- Nửa mặt phẳng (I): nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M

- Nửa mặt phẳng (II):

+nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm P

+ Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M

?1

Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tia nằm giữa hai tia (15 phút)Gv: Giới thiệu sơ lược H.3 (sgk: tr 72).

Gv: H.3a: giải thích cho HS vì sao tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Gv: Hướng dẫn hs làm ?2

bằng các câu hỏi tương tự

 

Hs: Quan sát H.3 và nghe giảng.

Hs: Giải thích như sgk.

Hs: Làm theo hướng dẫn

2. Tia nằm giữa hai tia:

- Vẽ  H. 3a, b, c.

- Ở H. 3a, tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz  nằm  giữa hai tia Ox, Oy.

?2

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, Hoạt độngnhóm.

- Thời gian : 5 phút

.- Làm BT 1; 5 (73- SGk)

và BT 3; 4; 5 (52-SBT)-

HS làm và trình bày kết quả.

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Bài tập 3 (73 SGK)          

a)  Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau.

b) Cho 3 điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa 2 tia OA, OB khi tia Ox cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A, B.

- HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả.

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu:HS được hướng dẫn cụ thể nội dung chuẩn bị bài

- Phương pháp dạy học: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

-Học kỹ lại lý thuyết :

- Làm bài tập: 4 , 5 (SGK- T73)   ; Bài 1 ® 5 (SBT - T52)

CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:

Câu 1:  Hãy cho ví dụ về mặt phẳng,? Nêu khái niệm nửa mặt phẳng, hai nửa mp đối nhau? (M1)

Câu 2: Khi nào thì một tia nằm giữa hai tian.(M2)

Câu 3:  Bài tập 1.2.3 sgk (M3.M4)

 

 

       

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn đáp án đúng?

  1. Trang sách là hình ảnh của mặt phẳng
  2. Sàn nhà là hình ảnh của mặt phẳng
  3. Mặt bàn là hình ảnh của mặt phẳng
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Cho hình vẽ sau, chọn đáp án đúng

  1. P và Q là hai điểm thuộc hai mặt phẳng đối nhau bờ a
  2. P và Q thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a.
  3. P nằm trên đường thẳng a.
  4. P và Q cùng nằm trên đường thẳng a.

Câu 3: Cho hình vẽ sau. Chọn đáp án sai

  1. Điểm C và D thuộc hai mặt phẳng đối nhau bờ a.
  2. Điểm D và E thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a
  3. Điểm C và E thuộc hai mặt phẳng đối nhau bờ a.
  4. Điểm C, D, E thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a.

Câu 4: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thằng a cắt các đoạn thằng AB, AC và không đi qua A, B, C.Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.

A.Nửa mặt phẳng bờ a chứa A và nửa mặt phẳng bờ a chứa B và C

B.Nửa mặt phẳng bờ a chứa B và nửa mặt phẳng bờ a chứa A và C

C.Nửa mặt phẳng bờ a chứa A và nửa mặt phẳng bờ a chứa B và C

Câu 5: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thằng a cắt các đoạn thằng AB, AC và không đi qua A, B, C  Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a không?

  1. Không

Câu 6: Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM.Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

A.Tia OA nằm giữa hai tia OM và OB

  1. Tia OM nằm giữa hai tia OA và OB

C.Tia OB nằm giữa hai tia OA và OM

  1. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.