Giáo án PTNL bài Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

TUẦN 6

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 24 : §14. SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Nhận biết được một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, tìm hiểu cách lập bảng số nguyên tố.

  1. Kỹ năng:

- Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học ở tiểu học để nhận biết một số là hợp số.

  1. Thái độ:

- HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

  1. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Số nguyên tố, hợp số

- Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM

- Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. GV: Giáo án, SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ

2. HS: Đồ dùng học tập; học bài và làm bài ở nhà.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

  1. Ổn định lớp
  2. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Học sinh nhắc lại về ước số.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian: 5 phút

Điền các giá trị thích hợp vào bảng sau:

Số a

2

 

4

5

6

Các ước của a

1;2

1;3

1;2 ;4

1;5

1;2;3;6

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Mục tiêu:

+  Học sinh được giới thiệu thế nào là số nguyên tố.

+

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động 1: Số nguyên tố, hợp số (15’)

? Có nhận xét gì về số ước của các số 2;  3;  5

Số ước của các số 4;  6

 

GV: Nhận xét

Thông báo các số 2; 3; 5 là số nguyên tố. Các số 4; 6 là hợp số

? Số nguyên tố là những số như thế nào?

? Hợp số là số như thế nào?

GV: Nhận xét và nói đó chính là định nghĩa

 

Củng cố: GV cho HS làm ?1

? Trong các số  7;  8;  9 số nào là số nguyên tố, hợp số ? Vì sao?

- GV: Nhận xét và nhấn mạnh

? Số 0; 1 số nào là số nguyên tố , hợp số ? Vì sao?

? Trong các số từ 1 đến 10 số nào là số nguyên tố , hợp số.

GV: Cho hs củng cố bài 115

? Trong các số sau số nào là số nguyên tố, hợp số ? Vì sao?

GV uốn nắn bổ sung.

- Hs: 2;  3;  5 có hai ước là 1 và chính nó

4;  6 có nhiều hơn hai ước

 

 

- Hs: Suy nghĩ trả lời

- Hs: Nhắc lại

 

 

 

7 là số nguyên tố

8;  9 là hợp số

0;  1 không phải là số nguyên tố cũng k phải là hợp số

- HS là 2; 3;  5;  7

- Hs: Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm thông báo kết quả

1. Số nguyên tố, hợp số

- Các số 2; 3; 5 là số nguyên tố

- Các số 4; 6 là hợp số

* Định nghĩa : (SGK – 46)

- Số nguyên tố :

+ Là số tự nhiên lớn hơn 1

+ Chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

- Hợp số:

+ Là số tự nhiên lớn hơn 1

+ Có nhiều hơn hai ước

 

 

?1. Trong các số  7;  8;  9 số nào là số nguyên tố, hợp số? Vì sao?

- Số 7 là số nguyên tố vì nó chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

 - Số 8 có nhiều hơn hai ước là 1, 2, 4, 8 nên là hợp số

 - Số 9 là hợp số.

*Chú ý: SGK            

 

Bài 115(SGK-47)

- Số nguyên tố : 67

- Hợp số:312; 213; 435; 3311;417

 

Hoạt động 2: Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100 (15')

GV: Treo bảng phụ Tr 114

? Tìm những số ng.tố trong bảng?

? Tại sao trong bảng không có số 1 và số 0 ?

GV: Hướng dẫn loại các hợp số

? Dòng đầu gồm những số nguyên tố nào?

Y/c:  1 HS xét trên bảng lớn  HS khác xét trên bảng cá nhân.

? Giữ lại số 2 xóa đi những số là B(2) > 2

? Giữ lại số 3 và xóa đi những số là bội của 3 ? Tương tự ?

? Những số nguyên tố  không vượt quá 100 là những số nào?

? Có nhận xét gì về các số nguyên tố trên

GV: Nhận xét và chốt lại

 

 

 

- Hs trả lời

 

- Số 0; 1 không là số nguyên tố , hợp số

 

- Số 2; 3; 5; 7

 

- Cả lớp cùng làm dưới sự hướng dẫn của GV

- Có một số nguyên tố chẵn (2)

2. Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu Học sinh luyện tập củng cố lại số nguyên tố, họp số.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian 5 phút

? Số nguyên tố là số như thế nào?

Hợp số là số như thế nào?

Y/c hs làm bài 116, 1 hs lên bảng,

 

 

 

 

GV cho HS hoạt động nhóm bài 118/SGK/47

 

 

 

- Lớn hơn 1 có hai ước là 1 và chính nó.

- Lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước

 

- HS hoạt động nhóm, đại diện một nhóm trình bày.

Bài 116. (SGK- 47) Điền ký hiệu thích hợp vào ô trống.

83 Î P; 91Ï  P; 15Î P; P Ì N

 

 

Bài 118. (SGK- 47). Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?

a)

Þ hợp số

b)

Þ hợp số

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu:  biết cách tìm ước và bội của một số thỏa mãn điều kiện cho trước.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian: 3 phút

HS làm bài 113a, d

GV gọi đại diện 2 nhóm treo bảng

GV gọi các nhóm còn lại nhận xét

GV nhận xét, sửa sai nếu có.

HS suy nghĩ, hoạt động nhóm, treo bảng nhóm.

HS nhận xét.

HS nghe và ghi chép.

Bài 113 a, d(sgk/44)

Tìm x Î N sao cho:

a) x Î B(12) và 20 £ x £ 50

Ta có B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; …}

Mà x Î B(12) và 20 £ x £ 50 => x Î { 24; 36; 48}

d) 16  x => x Î Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.

- Phương pháp: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

* Nhiệm vụ cá nhân :

- Thuộc và nắm vững định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

- Nhớ 1 số  số nguyên tố đầu.

- BTVN: 117; 118; 119; 120; 121 (SGK - T47).

- HS ghi lại vào trong vở.

* Nhiệm vụ cá nhân :

- Thuộc và nắm vững định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

- Nhớ 1 số  số nguyên tố đầu.

- BTVN: 117; 118; 119; 120; 121 (SGK - T47).

             

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khẳng định nào sau đây sai?

  1. 0 và 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.
  2. Cho số a > 1, a có 2 ước thì a là hợp số.
  3. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.
  4. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước 1 và chính nó.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây đúng?

  1. A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố B. A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố.
  2. A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số. D. A = {7; 8} là tập hợp các hợp số.

Câu 3: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố

  1. 15 - 5 + 3 B. 7.2 + 1 C. 14.6:4     D. 6.4 - 12.2

Câu 4: Tìm số tự nhiên x để được số nguyên tố 3x

  1. 7 B. 4 C. 6     D. 9

Câu 5: Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

  1. Số 21 là hợp số, các ố còn lại là số nguyên tố.
  2. Có hai số nguyên tố và hai số là hợp số trong các số trên.
  3. Chỉ có một số nguyên tố, còn lại là hợp số.
  4. Không có số nguyên tố nào trong các số trên

Câu 6: Số 24 phân tích ra thừa số nguyên tố là:

  1. 2. 12 B.  23 . 3                           C.  1. 24                            D.  22 . 6
  2. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.