Giáo án PTNL bài Luyện tập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

TUẦN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 64 : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Về kiến thức

- Nắm vững 4 tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.

  1. Về kĩ năng

- Vận dụng linh hoạt các tính chất vào tính toán.

  1. Về thái độ

- HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong Hoạt độngnhóm

  1. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Luyện tập

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM

 Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

+ Giáo  viên: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo  viên, phấn màu.

+ Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học và vận dụng làm bài tập

- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đàm thoại gợi mở

- Thời gian: 3 phút

- GV yêu cầu HS làm bài tập :

                                         (37 - 17) . (- 5) + 23 . (- 13 - 17)    

 =  20 . (- 5) + 23 . (- 30)

= - 100 - 690

= - 790

- nhận xét kết quả của phép tính trên?

HS nhận xét

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.

- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

- Thời gian: 30 phút

-  Ta có thể giải bài toán này bằng cách nào?

-  Gọi HS lên bảng

 

- Còn cách nào khác không?

- Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau

- HS lên bảng thực hiện.

Bài 92b.SGK.95

(-57).(67-34)-67(34-57)

= (-57).33 - 67.(-23)

= -1881 + 1541

= -340.

Cách 2:

(-57).(67-34)-67(34-57)

= (-57.67+57.34) - (67.34 - 67. 57)

= (- 57.67)+ 57.34 - 67.34 + 67.57

=[(- 57.67)+ 67.57]+( 57.34 - 67.34)

= 0 + 34(57-67)=

-340

? Giải thích tại sao (-1)3 = (-1).

Còn số nào khác mà lập phương của nó bằng chính nó không?

- Gọi  HS lên bảng thực hiện

- Gọi HS khác nhận xét

-Vì (-1)3 có cơ số là số âm với luỹ thừa bậc lẻ.

 

- Nhận xét bài làm và bổ sung để hoàn thiện bài làm

Bài 95.SGK.95

(-1)3 = (-1).(-1).(-1)

        = -1

Ta còn có:

03 = 0

13 = 1

?  Muốn tính bày này ta dựa vào tính chất nào

 

 

-  Gọi 2 HS lên bảng thực hiện

 

 

 

 

- Gọi HS khác nhận xét

- Ta dựa vào tính chất giao hoán và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- HS lên bảng thực hiện

 

 

 

 

- Hs khác nhận xét

Bài 96.SGK.95

a) 237.(-26) + 26.137

= 26.137 - 26.237

= 26.( 137 - 237)

= 26.(-100) = -2600

b) 63.(-25) + 25.(-23)

= 25.(-23) - 25.63

= 25(-23 - 63)

= 25.(-86) = - 2150

- Yêu cầu HS trả lời mà không cần tính.

- Yêu cầu HS nhận xét và thống nhất kết quả.

 

 

-  Làm Việc cá nhân và trả lời câu hỏi

 

Bài 97.SGK.95

a. Nhận xét:

Tích bao gồm bốn thừa số âm và một thừa  số dương. Vậy tích là một số dương. Hay tích lớn hơn 0.

b. Lý luận tương tự ta thấy tích là một số âm, nhỏ hơn 0

? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức.

- Tìm ví dụ tương tự

- Nhận xét ?

- Nhận xét và hoàn thiện cách trình bày

 

-Ta phải thay giá trị của a, b vào biểu thức.

- Nhận xét bài làm và bổ sung để hoàn thiện bài làm

- Hoàn thiện vào vở

Bài  98. SGK.96

a. (-125).(-13).a

Với a = 8, ta có :

(-125).(-13).8

= (-125).8.(-13)

= (-1000).(-13)

= 13000

b. (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b

Với b = 20, ta có

(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20

= - (1.2.3.4.5.20)

= -2400

? Áp dụng tính chất nào trong các tính chất phép nhân số nguyên.

-  Cho HS Hoạt độngnhóm

- Gọi đại diện  nhóm trình bày

- Gọi nhóm khác nhận xét

- Áp dụng tính chất phân phối của phếp nhân đối với phép cộng

Bài 99. SGK.96

a) (-7) .(-13) + 8.(-13)

= (-7 + 8).(-13) = -13    

b) (-5).(-4 - (-14  ) )

= (-5).(-4) - (-5).(-14)

=-50

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

- Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói có đúng không?  Vì sao?

- Bạn An nói rằng bất kì số nguyên nào lũy thừa bậc chẵn cũng là số nguyên dương.Bạn An nói có đúng không?Vì sao?

HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn làm bài tập ở nhà để chuẩn bị cho tiết học sau.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

- Ôn lại các tính chất phép nhân trong Z

- Ôn tập bội và ước của số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.

- Làm bài tập 90b, 91b, 92, 93b, 94.SGK.95

- Xem trước bài “Bội và ước của một số nguyên”

HS nhận nhiệm vụ và hoàn thành.

 

  1. Rút kinh nghiệm sau bài dạy

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án toán 6, hay khác:

Bộ Giáo án toán 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.