Câu 1: Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ
- A. 0 đến 1
- B. 1 đến 10
- C. 0 đến 10
- D. 0 đến 100
Câu 2: Xác xuất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện là $\frac{n(A)}{n}$ thì n(A) được gọi là
- A. Tổng số lần thực hiện hoạt động
- B. Xác suất thực nghiệm của sự kiện A
- C. Số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó
- D. Khả năng sự kiện A không xảy ra
Câu 3: Xác xuất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện là $\frac{n(A)}{n}$ thì n được gọi là
- A. Tổng số lần thực hiện hoạt động
- B. Xác suất thực nghiệm của sự kiện A
- C. Số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó
- D. Khả năng sự kiện A không xảy ra
Câu 4: Gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp, có 6 lần xuất hiện mặt 3 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 3 chấm bằng
- A. 0,15
- B. 0,3
- C. 0,6
- D. 0,36
Câu 5: Điểm cao nhất thuộc về bạn nào môn nào?
- A. Bạn Nam môn Tiếng Anh
- B. Bạn Nam môn Toán
- C. Bạn Khải môn Toán
- D. Bạn Khải môn Ngữ Văn
Câu 6: Cho biểu đồ cột kép sau
Số con cá của tổ 3 và tổ 4 nuôi trong biểu đồ ở hình trên là
- A. Tổ 3 là 10, tổ 4 là 14
- B. Tổ 3 là 12, tổ 4 là 16
- C. Tổ 3 là 12, tổ 4 là 15
- D. Tổ 3 là 15, tổ 4 là 12
Câu 7: Tổng số bài kiểm tra môn Toán của lớp 6A là
- A. 40 bài
- B. 30 bài
- C. 60 bài
- D. 50 bài
Câu 8: Một bảng thống kê khối lượng táo bán được trong bốn tháng đầu năm 2020 của một hệ thống siêu thị được trình bày dưới đây
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
Khối lượng |
10 |
40 |
25 |
20 |
Đối tượng thống kê của bảng này là
- A. Khối lượng táo bán được trong từng tháng
- B. Các tháng 1, 2, 3, 4
- C. Tháng và khối lượng
- D. Khối lượng của hệ thống siêu thị
Câu 9: Cách để thu thập dữ liệu là
- A. Quan sát, làm thí nghiệm
- B. Lập phiếu hỏi
- C. Thu thập từ những nguồn có sẵn
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 10: Bảng các môn thể thao được ưa thích của lớp 6A
Môn thể thao | Số bạn ưa thích |
Bóng đá | 18 |
Cầu lông | 8 |
Bóng bàn | 2 |
Đá cầu | 4 |
Bóng rổ | 5 |
Các môn thể thao ưa thích của lớp 6A là
- A. Cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bóng rổ, bóng đá
- B. Đá cầu, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, bóng bàn
- C. Bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, đá cầu, bóng rổ
- D. Bóng rổ, đá cầu, bóng đá
Câu 11: Hãy tìm dữ liệu không hợp lí trong các dữ liệu sau:
Các trường đại học ở Hà Nội là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- A. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- B. Đại học Giao thông Vận tải
- C. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- D. Đại học Kinh tế Quốc dân
Câu 12: Cho hình chữ nhật ABCD. Số đo góc BAC bằng
- A. 60⁰
- B. 30⁰
- C. 90⁰
- D. 45⁰
Câu 13: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút trong mặt đồng hồ nào dưới đây biểu diễn góc vuông?
- A. Hình 1
- B. Hình 2
- C. Hình 3
- D. Hình 4
Câu 14: Hình ảnh góc nhọn có trong thực tế là
- A. Góc tạo bởi kim đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
- B. Góc tường trong nhà
- C. Góc tạo bởi kim đồng hồ chỉ 12 giờ
- D. Mặt bàn học
Câu 15: Hình ảnh góc bẹt có trong thực tế là
- A. Góc tạo bởi kim đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
- B. Góc tường trong nhà
- C. Góc tạo bởi kim đồng hồ chỉ 12 giờ
- D. Mặt bàn học
Câu 16: Cho góc xOy khác góc bẹt, tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oz. Lấy điểm A ∈ Ox; B ∈ Oy, đường thẳng AB cắt tia Oz; Ot theo thứ tự là M và N. Chọn câu sai?
- A. Điểm N nằm trong góc xOz
- B. Điểm M nằm trong goác yOt
- C. Điểm A nằm trong góc tOz
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 17: Vẽ hai đường thẳng cắt nhau tại H. Số góc tạo thành là
- A. 6 góc
- B. 9 góc
- C. 12 góc
- D. 15 góc
Câu 18: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm. Chọn câu sai
- A. Điểm A nằm giữa hai điểm O và B
- B. Điểm A là trung điểm đoạn OB
- C. Điểm O là trung điểm đoạn AB
- D. OA = OB = 3cm
Câu 19: Cho đoạn thẳng AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AM. Giả sử AN = 1,5cm. Đoạn thẳng AB có độ dài là
- A. 1,5cm
- B. 3cm
- C. 4,5cm
- D. 6cm
Câu 20: Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK. Hỏi trong ba điểm G, H, K, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại:
- A. Điểm G
- B. Điểm H
- C. Điểm K
- D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
Câu 21: Nếu một đoạn thẳng cắt một tia thì đoạn thẳng và tia có bao nhiêu điểm chung?
- A. 1
- B. 2
- C. 0
- D. Vô số
Câu 22: Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là?
- A. Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng là hai tia trùng nhau
- B. Hai tia phân biệt và có gốc chung luôn là hai tia đối nhau
- C. Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung
- D. Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau
Câu 23: Cho bốn điểm A, B, C, D trên một đường thẳng theo thứ tự như trên. Số cặp tia đối nhau là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 24: Cho hai tia đối nhau OA và OB, M và N lần lượt thuộc tia OA, OB. Trong 3 điểm M, O, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
- A. Điểm N
- B. Điểm O
- C. Điểm M
- D. Chưa kết luận được
Câu 25: Dùng kí hiệu để ghi lại cách diễn dạt sau: “Đường thẳng a chứa điểm M và không chứa điểm P. Điểm O thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b”
- A. M ∈ a; P ∉ a; O ∈ a; O ∉ b
- B. M ∈ a; P ∉ a; O ∉ a; O ∉ b
- C. M ∉ a; P ∈ a; O ∈ a; O ∉ b
- D. M ∉ a; P ∉ a; O ∈ a; O ∈ b
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây đúng?
- A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau
- B. Hai đoạn thẳng có điểm chung thì song song với nhau
- C. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau thì song song với nhau
- D. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không trùng nhau
Câu 27: Hai đường thẳng trùng nhau thì
- A. Không có điểm chung
- B. Có một điểm chung
- C. Có vô số điểm chung
- D. Có hai điểm chung
Câu 28: Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:
- A. Một điểm chỉ có thể thuộc một đường thẳng
- B. Qua một điểm chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua điểm đó
- C. Trên đường thẳng có nhiều hơn một điểm
- D. Một điểm không được coi là một hình
Câu 29: Để tìm 25% của 50 ta làm như sau:
- A. Nhân 50 với 25
- B. Chia 50 cho 25
- C. Nhân 50 với 100 rồi lấy tích chia cho 25
- D. Nhân 50 với 25 rồi lấy tích chia cho 100
Câu 30: Tìm 18% của 235
- A. 13,05
- B. 42,3
- C. 1305,55
- D. 4230
Câu 31: Một số sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 21 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu?
- A. 21 400
- B. 21 498
- C. 21 499
- D. 20 500
Câu 32: Số 75,995 được làm tròn đến hàng đơn vị là
- A. 75
- B. 76
- C. 75,9
- D. 76,9
Câu 33: Thực hiện phép tính (4,375 + 5,2) - (6,452 -3,55) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là
- A. 6,674
- B. 6,68
- C. 6,63
- D. 6,67
Câu 34: Kết quả của phép tính 7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16 sau khi làm tròn đến phần thập phân thứ nhất là
- A. 14,2
- B. 14,3
- C. 14,24
- D. 14,4
Câu 35: Một số tự nhiên sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 2 700 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu, nhỏ nhất là bao nhiêu?
- A. Số lớn nhất là: 2 700 599 Số nhỏ nhất là: 2 699 500
- B. Số lớn nhất là: 2 700 499 Số nhỏ nhất là: 2 699 500
- C. Số lớn nhất là: 2 700 500 Số nhỏ nhất là: 2 699 500
- D. Số lớn nhất là: 2 700 499 Số nhỏ nhất là: 2 699 499
Câu 36: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 0,789 ... 0, 798000
- A. >
- B. <
- C. =
- D. ≠
Câu 37: Số thập phân 46, 748 có chữ số 7 thuộc hàng
- A. Hàng phần mười
- B. Hàng phần trăm
- C. Hàng phần nghìn
- D. Hàng đơn vị
Câu 38: $\frac{2}{5}$ kilogam bằng bao nhiêu gam?
- A. 400g
- B. 250g
- C. 200g
- D. 350g
Câu 39: $\frac{2}{5}$ phút là bao nhiêu giây?
- A. 30s
- B. 20s
- C. 90s
- D. 40s
Câu 40: Chọn phát biểu đúng
- A. Với a ≠ 0 thì a và $\frac{1}{a}$ là hai số nghịch đảo
- B. Số nghịch đảo của 1 là chính nó
- C. Số 0 không có số nghịch đảo
- D. Tất cả đáp án trên