[KNTT] Trắc nghiệm Toán 6 chương I: Tập hợp các số tự nhiên (Phần 3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn toán chương I: Tập hợp các số tự nhiên Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các cách để mô tả tập hợp là

  • A. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
  • B. Liệt kê các phần tử của tập hợp
  • C. Minh họa bằng sơ đồ Venn
  • D. Đáp án A và B

Câu 2: Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử?

  • A. 3                      
  • B. 4                    
  • C. 5                             
  • D. 2.

Câu 3: Số 5 trong số 5 364 đứng ở hàng nào?

  • A. Hàng nghìn
  • B. Hàng trăm
  • C. Hàng chục
  • D. Hàng đơn vị

Câu 4: Nêu cách đọc số 562 125

  • A. Năm sáu hai một hai năm
  • B. Năm trăm sáu mươi hai một trăm hai mươi lăm
  • C. Năm trăm sáu mươi hai nghìn một hai năm
  • D. Năm trăm sáu mươi hai nghìn một trăm hai mươi lăm

Câu 5: Cho hai số tự nhiên m = 58 741 và n = 58 475. Chọn đáp án đúng.

  • A. m ≥ n
  • B. m > n
  • C. m < n
  • D. m ≤ n

Câu 6: Cho số tự nhiên x, thỏa mãn 513 < x < 515.

  • A. x = 512
  • B. x = 514
  • C. x = 516
  • D. Không tồn tại x

Câu 7: Trong phép tính 456 – 34 = 422. Thì 422 là

  • A. Số trừ
  • B. Hiệu
  • C. Tổng
  • D. Số bị trừ

Câu 8: Thực hiện phép tính: 15 + 78 + 99 + 42

  • A. 190
  • B. 243
  • C. 234
  • D. 210

Câu 9: So sánh hai phép tính a (b + c) và ab + ac

  • A. a (b + c) = ab + ac
  • B. a (b + c) ≠ ab + ac
  • C. a (b + c) ≤ ab + ac
  • D. a (b + c) > ab + ac

Câu 10: Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho 7 dư 5 là đáp án nào sau đây?

  • A. 5k + 7 (k ∈ N)
  • B. 7k + 2 (k ∈ N)
  • C. 7k + 5 (k ∈ N)
  • D. 7k + 1 (k ∈ N)

Câu 11: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am. an, kết quả là:

  • A. am. n                                 
  • B. am + n
  • C. am - n                                
  • D. am: n

Câu 12: Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0) thì:

  • A. Ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ lại
  • B. Ta giữ nguyên cơ số và nhân hai cơ số lại
  • C. Ta giữ nguyên cơ số và chia số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia
  • D. Ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia

Câu 13: Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc, nếu chỉ có phép cộng và trừ, ta thực hiện phép tính như thế nào?

  • A. Thực hiện các phép tính từ phải qua trái
  • B. Thực hiện các phép tính từ trái qua phải
  • C. Thực phiện phép cộng trước, phép trừ sau
  • D. Thực hiện phép trừ trước, phép cộng sau

Câu 14: 21 là kết quả của phép tính nào dưới đây.

  • A. 25. 22 - 89
  • B. 60 - [90 - (42 - 33)2]
  • C. 60 - [120 - (42 - 33)2]
  • D. 8 + 36: 3. 2

Câu 15: Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau từ các số 1; 2; 7 là

  • A. Q = {127; 172}
  • B. Q = {127; 172; 217; 271}
  • C. Q = {127; 172; 217; 271; 712; 721}
  • D. Q = {712; 721}

Câu 16: Bác Nguyệt đi chợ. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) 1 nghìn (1 000) đồng, loại 10 nghìn (10 000) đồng và loại 100 nghìn (100 000) đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 597 nghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền, bác mang theo không quá 9 tờ thì bác phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa?

  • A. 4 tờ 100 nghìn đồng, 9 tờ 10 nghìn đồng, 7 tờ 1 nghìn đồng
  • B. 4 tờ 100 nghìn đồng, 9 tờ 10 nghìn đồng, 5 tờ 1 nghìn đồng
  • C. 5 tờ 100 nghìn đồng, 9 tờ 10 nghìn đồng, 5 tờ 1 nghìn đồng
  • D. 5 tờ 100 nghìn đồng, 9 tờ 10 nghìn đồng, 7 tờ 1 nghìn đồng

Câu 17: Theo dõi kết quả bán hàng trong một ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

- Số tiền thu được vào buổi chiều nhiều hơn vào buổi sáng.

- Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi sáng.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi chiều và buổi tối.

  • A. Số tiền thu được vào buổi chiều nhiều hơn buổi tối
  • B. Số tiền thu được buổi chiều ít hơn buổi tối
  • C. Số tiền thu được buổi chiều bằng buổi tối
  • D. Không kết luận được

Câu 18: Hàng ngày, Tuấn đi xe bus đến trường. Ban đầu Tuấn đi bộ khoảng 5 phút để đến bến xe buýt, mất không quá 25 phút cho tuyến xe buýt thứ nhất, mất không quá 10 phút cho bến xe buýt thứ hai, sau đó đi bộ từ bến xe đến trường trong khoảng 5 phút.Trong trường hợp Tuấn không phải chờ tuyến xe bus nào thì thời gian đi học của Tuấn là bao nhiêu?

  • A. 30 phút                  
  • B. 35 phút                  
  • C. 40 phút                   
  • D. 45 phút

Câu 19: Tìm số tự nhiên x biết: 3x + 1 503 935 = 3 294 470

  • A. 596 458                 
  • B. 569 845                 
  • C. 596 845   
  • D. 569 458

Câu 20: Theo các nhà khoa học, mỗi giây cơ thể con người trung bình tạo ra khoảng 25. 105 tế bào hồng cầu. Hãy tính xem mỗi giờ, bao nhiêu tế bào hồng cầu được tạo ra?

  • A. 9.109                      
  • B. 9.1010                    
  • C. 9.108                      
  • D. 9.1019

Câu 21: Một ô tô chở 60 bao gạo và 55 bao ngô. Biết rằng mỗi bao gạo nặng 45 kg, mỗi bao ngô nặng 50 kg. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu kilôgam gạo và ngô?

  • A. 5 540 kg                
  • B. 4 550 kg                 
  • C. 5 045 kg                 
  • D. 5 450 kg

Câu 22: Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của nó: B = {4; 9; 16; 25; 36; 49}

  • A. B = {x.x | x là số tự nhiên | 1 < x < 9}
  • B. B = {x | x là số tự nhiên | 4 < x < 49}
  • C. B = {x | x = k.k, k là số tự nhiên, 1 < k < 8}
  • D. B = {x | x = k.k, k là số tự nhiên, 4 < x < 49}

Câu 23: Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của nó: B = {4; 9; 16; 25; 36; 49}

  • A. B = {x.x | x là số tự nhiên | 1 < x < 9}
  • B. B = {x | x là số tự nhiên| 4 < x < 49}
  • C. B = {x | x = k.k, k là số tự nhiên, 1 < k < 8}
  • D. B = {x | x = k.k, k là số tự nhiên, 4 < x < 49}

Câu 24: Biết 210 = 1 024. Hãy tính 29

  • A. 2 048                      
  • B. 512                         
  • C. 1 022                      
  • D. Đáp án khác

Câu 25: Tính tổng tất cả các số tự nhiên x biết x là số lẻ và 15 ≤ x < 91.

  • A. 1976                      
  • B. 1967                      
  • C. 1796                      
  • D. 1769

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ