[KNTT] Trắc nghiệm Toán 6 chương III: Số nguyên (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn toán chương III: Số nguyên Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Số 0 vừa là số nguyên dương, vừa là số nguyên âm
  • B. Số 1 là số nguyên dương
  • C. Số - 3 đọc là trừ ba
  • D. Số - 25 là số nguyên dương

Câu 2: Ông M đang nợ ngân hàng 200 triệu đồng. Số nguyên nào sau đây biểu diễn số tiền ông M đang có?

  • A. – 200
  • B. 200
  • C. 200 000 000
  • D. – 200 000 000

Câu 3: Trong giờ học nhóm, ba bạn An, Bình, Chi đã lần lượt phát biểu như sau:

a) Bạn An: “Tổng của hai số nguyên dương luôn là một số nguyên dương”.

b) Bạn Bình: “Tổng của hai số nguyên âm luôn là một số nguyên âm”.

c) Bạn Chi: “Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó”.

Bạn nào phát biểu đúng, bạn nào phát biểu sai?

  • A. Bạn An, Bạn Bình đúng; bạn Chi sai
  • B. Bạn An đúng, bạn Bình và bạn Chi sai
  • C. Cả ba bạn đều sai
  • D. Cả ba bạn đều đúng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về kết quả của phép tính: (-21) – (-2 021)

  • A. Kết quả của phép tính là số nguyên dương
  • B. Kết quả của phép tính là số nguyên âm
  • C. Kết quả của phép tính là bằng 0
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta

  • A. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc
  • B. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
  • C. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu
  • D. Đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu

Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a – b là một số nguyên dương.

b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a – b là một số nguyên âm.

c) số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.

  • A. 0                             
  • B. 3                              
  • C. 2                              
  • D. 1

Câu 7: Phép nhân số nguyên có các tính chất là

  • A. Giao hoán
  • B. Kết hợp
  • C. Phân phối
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì

  • A. là số lẻ                   
  • B. là số chẵn              
  • C. là số dương           
  • D. là số âm

Câu 9: Các bội của 6 là

  • A. -6; 6; 0; 23; -23
  • B. 132; -132; 16
  • C. -1; 1; 6; -6
  • D. 0, 6; -6; 12; -12;...

Câu 10: Tìm thương của phép chia sau: 1 010: (-10)

  • A. 101
  • B. – 101
  • C. 205
  • D. -205

Câu 11: Hãy cho biết có bao nhiêu số nguyên x sao cho 11< ∣x∣ ≤ 22?

  • A. 22                           
  • B. 24                           
  • C. 23                            
  • D. 11

Câu 12: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 0; -2; 5; 7; -1; -8

  • A. 7; 5; 0; -1; -2; -8
  • B. -1; -2; -8; 0; 5; 7
  • C. -8; -2; -1; 0; 5; 7
  • D. -8; -2; 0; -1; 5; 7

Câu 13: Tìm x biết (-12) + x = (-15) - (-87)

  • A. 84                          
  • B. – 84                       
  • C. – 114                     
  • D. – 90

Câu 14: Nhiệt độ hiện tại của phòng đông lạnh là -2°C. Nếu nhiệt độ giảm 7°C , nhiệt độ tại phòng đông lạnh sẽ là bao nhiêu?

  • A.5°C                         
  • B. -9°C                        
  • C. -5°C                      
  • D. 9°C  

Câu 15: Tại câu lạc bộ Toán học, ba bạn Lâm, Hùng và Khánh tranh luận với nhau:

Bạn Lâm khẳng định luôn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ; bạn Hùng thì bảo tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng chỉ lớn hơn số bị trừ; còn bạn Khánh cho rằng không thể tìm được hai số nguyên nào như bạn Lâm và Hùng khẳng định. Theo em, bạn nào sai?

  • A. Bạn Lâm
  • B. Bạn Hùng
  • C. Bạn Khánh
  • D. Cả ba bạn đều sai

Câu 16: Cho các số nguyên a, b, c, d. Biết: x = (-a) + b – (c + d) và y = c – b + (d + a).

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A. x = y                       
  • B. x = -y                     
  • C. x > y                       
  • D. x < y

Câu 17: Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp sau:  (- 2021) abc + ab với a = -21, b = -11 và c = 0.

  • A. 0
  • B. 231
  • C. – 2021
  • D. 221

Câu 18: So sánh hai biểu thức sau: P = (8 765 – 5 678). [5 678 – 9 765 + (-12)] và Q = 4 342.

  • A. P > Q
  • B. P < Q
  • C. P = Q
  • D. P ≤ Q

Câu 19: Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là -25⁰C. Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là - 39⁰C. Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi bao nhiêu độ C?

  • A. Giảm 2⁰C
  • B. Tăng 2⁰C
  • C. Giảm 14⁰C
  • D. Tăng 14⁰C   

Câu 20: Sau một quý kinh doanh, bác Ba lãi được 60 triệu đồng, còn chú Tư lại lỗ 12 triệu đồng. Em hãy tính xem bình quân trong một tháng mỗi người lãi hay lỗ bao nhiêu tiền?

  • A. Bác Ba lãi 20 triệu đồng, bác Tư lỗ 4 triệu đồng
  • B. Bác Ba lãi 60 triệu đồng, bác Tư lỗ 12 triệu đồng
  • C. Bác Ba lãi 30 triệu đồng, bác Tư lỗ 6 triệu đồng
  • D. Bác Ba lãi 10 triệu đồng, bác Tư lỗ 2 triệu đồng

Câu 21: Chị Nguyệt nhận được tin nhắn từ một ngân hàng với nội dung như sau: “Tài khoản ...1001. Số tiền giao dịch + 2 000 000”. Em hãy cho biết ý nghĩa của tin nhắn trên.

  • A. Chị Nguyệt bị ngân hàng trừ số tiền trong tài khoản 2 000 000 đồng
  • B. Chị Nguyệt thanh toán đơn hàng trị giá 2 000 000 đồng
  • C. Chị Nguyệt được cộng số tiền 2 000 000 đồng vào tài khoản ngân hàng
  • D. Không kết luận được

Câu 22: Tính tổng: S = (-1) + 2 + (-3) + …+ (-99) + 100

  • A. 1                             
  • B. 50                           
  • C. 100                         
  • D. Đáp án khác

Câu 23: Tháng 10 một cửa hàng bán lẻ lãi được 10 triệu đồng, tháng 11 bị lỗ 3 triệu đồng, tháng 12 lãi 5 triệu đồng. Hỏi sau ba tháng, cửa hàng đó lãi hay lỗ được bao nhiêu triệu đồng?

  • A. Lỗ 2 triệu đồng
  • B. Lãi 12 triệu đồng
  • C. Lãi 8 triệu đồng
  • D. Lỗ 8 triệu đồng

Câu 24: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức 2(x - 1)2 + 32 là

  • A. 3                             
  • B. 16                            
  • C. 32                            
  • D. -32

Câu 25: Tìm số nguyên x biết x + 2 là ước số của x+ 8

  • A. {-12; -6; -4; -3; -1; 1; 3; 4; 6; 12}
  • B. {-12; -6; -4; -3; -1}
  • C. {-14; -8; -6; -5; -3; -1; 0; 1; 2; 4; 10}
  • D. {-14; -8; -6; -5; -3}

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ