[KNTT] Trắc nghiệm Toán 6 chương I: Tập hợp các số tự nhiên (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn toán chương I: Tập hợp các số tự nhiên Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tập hợp Ν* là

  • A. Tập hợp số tự nhiên
  • B. Tập hợp có số tự nhiên khác 0
  • C. Tập hợp các số tự nhiên lẻ
  • D. Tập hợp các số tự nhiên chẵn

Câu 2: Viết tập hợp các chữ số của số 9 000.

  • A. {9; 0; 0; 0}
  • B. {0; 9}
  • C. {9}
  • D. {0}

Câu 3: Số liền trước và liền sau số 4 872 là

  • A. Số liền trước là 4 873 và số liền sau là 4 871
  • B. Số liền trước là 4 871 và số liền sau là 4 873
  • C. Số liền trước là 4 781 và số liền sau là 4 783
  • D. Số liền trước là 4 783 và số liền sau là 7 781

Câu 4: Cho phép tính 789 - 541. Chọn câu sai trong các câu sau?

  • A. 541 là số trừ
  • B. 541 là số bị trừ
  • C. 789 là số bị trừ
  • D. 248 là hiệu

Câu 5: Với hai số tự nhiên a và b (b khác 0) Tồn tại số tự nhiên q sao cho a = b.q. Khi đó phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A. a chia hết cho b
  • B. b chia hết cho a
  • C. a chia cho b dư r
  • D. b chia cho a dư r

Câu 6: Với hai số tự nhiên a và b (b khác 0) ta luôn tìm được hai số q, r sao cho a = b.q + r, điều kiện của r là:

  • A. r < b
  • B. 0 < r < b
  • C. 0 ≤ r < b
  • D. r ≥ 0

Câu 7: Ta có am: an = am - n với điều kiện là gì?

  • A. a ≠ 0
  • B. a ≠ 0 và m < n
  • C. a ≠ 0 và m > n
  • D. a ≠ 0 và m ≥ n

Câu 8: Hãy viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

  • A. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 19}  
  • B. A = {x ∈ ℕ|16 < x < 20}
  • C. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 20}
  • D. A = {x ∈ ℕ|15 < x ≤ 20}

Câu 9: Dùng các chữ số 0, 3, 9, hãy viết số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số 9 có giá trị là 90.

  • A. 390                         
  • B. 930                         
  • C. 093                         
  • D. 309

Câu 10: Tập hợp M gồm các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 15 là

  • A. M = {10; 11; 12; 13; 14; 15}
  • B. M = {10; 11; 12; 13; 14}
  • C. M = {11; 12; 13; 14}
  • D. M = {11; 12; 13; 14; 15}

Câu 11: Tìm số tự nhiên x, biết nếu lấy 25 cộng với chính nó thì ta được một số có giá trị gấp 5 lần số 12.

  • A. x = 30                    
  • B. x = 35                     
  • C. x = 40                     
  • D. x = 4

Câu 12: Trong các phép tính dưới đây, phép tính nào sai?

  • A. 17. 67 = 1 129
  • B. 603. 295 = 177 875
  • C. 723: 3 = 241
  • D. 5 604: 28 = 200 (dư 4)

Câu 13: Tìm n biết: 43 + n = 3n

  • A. n = 64                    
  • B. n = 3                       
  • C. n = 8                       
  • D. n = 32

Câu 14: Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng tủ lạnh bán được 1 264 chiếc tủ lạnh. Trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 164 chiếc tủ lạnh. Hỏi trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc tủ lạnh?

  • A. 164 chiếc              
  • B. 162 chiếc               
  • C. 160 chiếc               
  • D. 158 chiếc

Câu 15: Tập hợp S các tháng chẵn trong năm là

  • A. S = {tháng bốn; tháng sáu; tháng tám}
  • B. S = {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám}
  • C. S = {tháng một; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}
  • D. S= {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}

Câu 16: Bác Hoài đi siêu thị. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại có mệnh giá 1 000 đồng, loại 20 000 đồng và loại 200 000 đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 465 nghìn đồng. Nếu mỗi loại bác không mang quá 6 tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà thu ngân không cần phải trả lại tiền thừa?

  • A. 2 tờ 200 nghìn, 6 tờ 10 nghìn và 5 tờ 1 nghìn đồng
  • B. 1 tờ 200 nghìn, 5 tờ 10 nghìn và 6 tờ 1 nghìn đồng
  • C. 2 tờ 200 nghìn, 5 tờ 10 nghìn và 6 tờ 1 nghìn đồng
  • D. 1 tờ 200 nghìn, 6 tờ 10 nghìn và 5 tờ 1 nghìn đồng

Câu 17: Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao của Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150 cm, bạn Bắc cao 153 cm, bạn Cường cao 148 cm. Sắp xếp các điểm A, B, C trên cây sào theo thứ tự từ thấp đến cao.

  • A. A, B, C       
  • B. A, C, B
  • C. C, A, B
  • D. C, B, A

Câu 18: Dân số Trung Quốc năm 2020 là 1 441 457 889 người. Dân số Ấn Độ ít hơn dân số Trung Quốc 29 091 077 người. Hãy tính dân số Ấn Độ năm 2020?

  • A. 1 412 366 814 người
  • B. 1 421 366 814 người
  • C. 1 421 636 841 người
  • D. 1 241 663 841 người

Câu 19: Không tính giá trị cụ thể hãy so sánh M = 2 010. 2 010; N = 2 008. 2 012

  • A. M = N                    
  • B. M < N                    
  • C. M > N
  • D. Không xác định được

Câu 20: Ước tính có khoảng 100 tỉ nơ - ron thần kinh trong não người. Dù có số lượng rất lớn nhưng các nơ ron thần kinh chỉ chiếm 10% tổng số tế bào não. Hãy viết các số chỉ số tế bào não trong não người dưới dạng lũy thừa của 10.

  • A. 1012
  • B. 1011                                 
  • C. 1010                                 
  • D. 109

Câu 21: Một thuyền chở khách từ bến A đến bến B cách nhau 60km rồi lại trở về bến cũ với vận tốc riêng không đổi là 25 km/h. Vận tốc dòng nước là 5 km/h. Tính vận tốc trung bình của thuyền trong cả thời gian đi và về?

  • A. 30 km/h                 
  • B. 20 km/h                 
  • C. 24 km/h                  
  • D. 60 km/h

Câu 22: Căn hộ nhà bác Tuấn diện tích 105m2. Ngoại trừ bếp và nhà vệ sinh diện tích 30m2, toàn bộ diện tích sàn còn lại được lát gỗ như sau: 18m2 được lát bằng gỗ loại 1 giá 350 nghìn đồng/ m2, phần còn lại dùng bằng gỗ loại 2 có giá 170 nghìn đồng/m2. Công lát là 30 nghìn đồng/m2. Tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ như trên.

  • A. 15 990 000 đồng
  • B. 2 250 000 đồng
  • C. 18 240 000 đồng

Câu 23: Tìm số có ba chữ số có tổng các chữ số bằng 10, chữ số hàng trăm lớn hơn chữ số hàng chục, chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị. Có bao nhiêu số thảo mãn điều kiện của bài toán

  • A. 5                             
  • B. 6                              
  • C. 7                              
  • D. 8

Câu 24: Tính nhanh: P = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33

  • A. P = 232
  • B. P = 263
  • C. P = 236
  • D. P = 223

Câu 25: Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau: ô thứ nhất để 1 hạt thóc, ô thứ hai để 2 hạt thóc, ô thứ ba để 4 hạt thóc, ô thứ tư để 8 hạt thóc,… Cứ như thế số hạt ở ô sau gấp đôi số hạt ở ô trước. Hỏi ô số 34 của bàn cờ có bao nhiêu hạt thóc.

  • A. 234                     
  • B. 34. 2                      
  • C. 342                         
  • D. 233

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ