Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?
- A. Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam
- C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước
-
D. Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam
Câu 2: Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phản ánh vai trò gì của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam trong những năm 1965-1973?
- A. Chiến trường trực tiếp đánh Mĩ
-
B. Hậu phương chi viện cho miền Nam
- C. Căn cứ địa quan trọng nhất
- D. Điểm trung chuyển tiếp nhận viện trợ của quốc tế
Câu 3: Đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1965-1968 là
- A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- B. Chú trọng cộng nghiệp hàng tiêu dùng
-
C. Phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng
- D. Phát triển các khu công nghiệp tập trung
Câu 4: Đâu là nội dung của chương trình “ba mục tiêu” trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc giai đoạn 1965-1968?
-
A. 5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1ha diện tích gieo trồng trong một năm
- B. Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- C. 5 tấn thóc trên 1ha, 2 đầu lợn trong một năm
- D. 5 tấn thóc trên 1ha, 90% nông dân tham gia vào hợp tác xã, cơ giới hóa sản xuất
Câu 5: Trong những năm 1965-1968, hoạt động sản xuất của miền Bắc có điểm gì nổi bật?
- A. Công nghiệp hóa quy mô lớn
-
B. Chuyển từ thời bình sang thời chiến
- C. Điện khí hóa sản xuất
- D. Cơ giới hóa sản xuất
Câu 6: Loại vũ khí được mệnh danh là “pháo đài bay” được Mĩ sử dụng trong cuộc tập kích đường không cuối năm 1972 là
-
A. Máy bay B52
- B. Máy bay F111
- C. Máy bay MIG- 21
- D. Máy bay MIG- 19
Câu 7: Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
-
B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
- C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
- D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng
Câu 8: Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
- A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
-
B. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
- C. Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam
- D. Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 9: Tuyết đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là
- A. Đường số 4
- B. Đường số 9
- C. Đường số 14
-
D. Đường Hồ Chí Minh
Câu 10: Duyên cớ chiến tranh đầu tiên Mĩ dựng lên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là
- A. Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
- B. Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam
-
C. Trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ
- D. Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường
Câu 11: Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam
-
A. Chiến tranh đặc biệt
- B. Chiến tranh cục bộ
- C. Việt Nam hóa chiến tranh
- D. Đông Dương hóa chiến tranh
Câu 12: Cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên ta còn mở chiến dịch đánh địch ở đâu?
-
A. Quảng Trị.
- B. Nha Trang.
- C. Phước Long.
- D. Huế - Đà Nẵng.
Câu 13: Sau ............... Mĩ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri.
- A. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.
- B. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963.
- C. chiến thắng phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960).
-
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 14: Từ năm 1965 đến năm 19968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Việt Nam?
-
A. Chiến tranh cục bộ.
- B. Việt Nam hóa chiến tranh.
- C. Đông Dương hóa chiến tranh.
- D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 15: Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
- A. Chiến thắng Phước Long.
- B. Chiến thắng Quảng Trị.
-
C. Chiến thắng Tây Nguyên.
- D. Chiến thắng Huế - Đà Nẵng.
Câu 16: Sự kiện nào tác động đến hội nghị Bộ chính trị (từ 18/12/1974 đến 9/1/1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?
- A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.
- B. Chiến thắng Quảng Trị.
-
C. Chiến thắng Phước Long và đường số 14.
- D. Chiến thắng Tây Nguyên.
Câu 17: Sau khi hiệp định Pari ký kết, tình hình ở miền Nam như thế nào?
- A. Cả Mĩ và chính quyền Sài Gòn đều bị thất bại.
-
B. Mĩ đã rút nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn tồn tại.
- C. Ta đã giành thắng lợi ở Tây Nguyên.
- D. Ta kết thúc thắng lợi về quân sự và ngoại giao.
Câu 18: Để ép ta nhân nhượng, kí một hiệp định do Mĩ đặt ra, Nich Xơn đã cho máy bay B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972?
- A. Hà Nội, Nam Định.
- B. Nghệ An, Hà Tĩnh.
- C. Hà Nội, Thanh Hóa.
-
D. Hà Nội, Hải Phòng
Câu 19: Quá trình diễn biến của hội nghị Pari gắn với đời tổng thống nào của Mĩ ?
- A. Ken nơ đi, Ních Xơn.
- B. Giôn xơn, Ních xơn, Pho.
- C. Ních Xơn, Pho.
-
D. Giôn xơn, Ních Xơn.
Câu 20: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã áp dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam?
- A. Chiến tranh đặc biệt
- B. Chiến tranh cục bộ
- C. Chiến tranh một phía
-
D. Việt Nam hóa chiến tranh
Câu 21: Loại hình chiến tranh nào của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bởi hai đời tổng thống?
- A. Chiến tranh một phía.
-
B. Việt Nam hóa chiến tranh.
- C. Chiến tranh đặc biệt.
- D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 22: Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào đã buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Pari ?
- A. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
- B. Chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh".
-
C. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
- D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
Câu 23: Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?
- A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
- C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước
-
D. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ “ ở miền Nam
Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất trong cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là gì ?
-
A. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pari.
- B. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược.
- C. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- D. Đây là đòn đánh bất ngờ, làm cho Mĩ dừng việc đưa quân vào Nam Việt Nam.
Cây 25: Cuộc tổng công kích và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi và là bước nhảy vọt lần thứ mấy của cách mạng miền Nam?
- A. Thắng lợi thứ tư là bước nhảy vọt thứ hai.
- B. Thắng lợi thứ nhất và là bước nhảy vọt thứ hai.
-
C. Thắng lợi thứ ba và là bước nảy vọt thứ tư.
- D. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai