Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đợt tấn công đầu tiên mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đánh vào phân khu

  • A. phía Nam.
  • B. trung tâm.
  • C. phía Bắc và phía Đông.
  • D. phía Bắc.

Câu 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi được đánh giá như “một mốc lịch sử bằng vàng". Đó là câu nói của ai ?

  • A. Trường Chinh.
  • B. Hồ Chí Minh.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Phạm Văn Đồng.

Câu 3: Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

“Chín năm làm môt Điện Biên

Hai câu thơ đó nói đến thời kì lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?

  • A. Kháng chiến chống Mĩ.
  • B. Kháng chiến chống Pháp.
  • C. Đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến tới cách mạng tháng Tám (1945).
  • D. Pháp xâm lược Việt Nam.

Câu 4: Các văn bản cuối cùng của Hiệp định Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương được kí kết vào thời gian nào?

  • A. 5/7/1954.
  • B. 27/5/1954.
  • C. 21/7/1954.
  • D. 12/7/1954.

Câu 5: Chiến dịch của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava là chiến dịch

  • A. Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào (1951-1953).
  • B. Biên giới thu đông 1950.
  • C. Biên giới Đông Xuân 1953-1954.
  • D. Điện Biên Phủ.

Câu 6: Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na-va của Pháp - Mĩ là

  • A. tạo lợi thế để đàm phán.
  • B. xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương với hi vọng trong 18 tháng "kết thúc chiến tranh trong danh dự".
  • C. giành thắng lợi về phía Pháp.
  • D. kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Câu 7: Sự kiện tiêu biểu thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là thành lập

  • A. mặt trận Việt - Miên - Lào.
  • B. mặt trận Việt Minh.
  • C. mặt trận Liên Việt.
  • D. Hội quốc dân Việt Nam.

Câu 8: Nội dung cốt lõi của kế hoạch Na-va là

  • A. xây dựng lực lượng tập trung cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, giành quyền chủ động trên chiến trường.
  • B. tập trung quân ở đồng bằng Bắc bộ, tăng cường quân đội, giành quyền chủ động trên chiến trường.
  • C. giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc sau đó mở cuộc tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định.
  • D. thực hiện tiến công chiến lược "bình định" miền Trung và miền Nam Đông Dương, giành quyền chủ động trên chiến trường.

Câu 9: Quân ta quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhằm mục đích gì?

  • A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc địch phải kết thúc chiến tranh.
  • B. Làm thất bại âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương.
  • C. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
  • D. Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

Câu 10: Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là

  • A. chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương.
  • C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
  • D. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16 200 quân địch

Câu 11: Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của kế hoạch Na-va là gì?

  • A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
  • B. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.
  • C. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
  • D. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc-Nam.

Câu 12: Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do

  • A. thực dân Pháp bị cô lập ở Điện Biên Phủ.
  • B. thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.
  • C. dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp.
  • D. sức ép của Liên Xô.

Câu 13: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

  • A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
  • B. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ xâm lược của Pháp và Mĩ.
  • C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
  • D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

Câu 14: Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

  • A. cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
  • B. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
  • C. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
  • D. các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

Câu 15: Tác động của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với cách mạng Việt Nam là

  • A. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
  • B. Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam.
  • C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
  • D. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

Câu 16: Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ là do

  • A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam ở Đông Dương.
  • B. kinh tế tài chính Pháp bị khủng hoảng.
  • C. cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
  • D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Câu 17: Khó khăn lớn nhất của thực dân Pháp trước khi thực hiện kế hoạch Na-va là

  • A. Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  • B. Pháp thua liên tiếp trên các chiến trường.
  • C. lực lượng của quân ta mạnh hơn Pháp.
  • D. Thiệt hại to lớn về người và của, lệ thuộc vào Mĩ.

Câu 18: Phương hướng chiến lược của ta trong đông - xuân 1953-1954 là gì?

  • A. Tấn công địch ở đồng bằng Nam Bộ.
  • B. Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
  • C. Tấn công vào các đô thị lớn - trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp.
  • D. Tấn công địch ở vùng rừng núi - nơi ta có lợi thế trong thực hiện các đánh du kích.

Câu 19: Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) là

  • A. số lượng quân lính không nhiều.
  • B. xa hậu phương của Pháp, bị cô lập.
  • C. mang nặng tính chất phòng thủ.
  • D. không có lực lượng hải quân.

Câu 20: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền gì cho các nước Đông Dương?

  • A. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
  • B. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
  • C. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
  • D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 21: Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ?

  • A. Dư luận, nhân dân thế giới phản đối.
  • B. Do sức ép của Liên Xô.
  • C. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang.
  • D. Pháp bị thất bại ở Điện Biên Phủ.

Câu 22: Một trong những hình thức vận tải phổ biến của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là hình thức vận chuyển bằng

  • A. bè mảng.
  • B. xe đạp.
  • C. ngựa thồ.
  • D. voi thồ.

Câu 23: Nội dung nào không phải ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

  • A. Đập tan kế hoạch Nava
  • B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
  • C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp
  • D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao

Câu 24: Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

  • A. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
  • B. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
  • C. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
  • D. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

Câu 25: Theo kế hoạch Nava, từ thu-đông 1954 thực dân Pháp (Việt Nam) nhằm giành thắng lợi quyết định về

  • A. chính trị và ngoại giao.                    
  • B. chính trị.
  • C. quân sự.
  • D. ngoại giao.     

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.