Câu 1: Những vùng đất nào sau đây thuộc phạm vi ảnh hưởng Mĩ theo quy định của Hội nghị Ianta?
-
A. Tây Âu, Tây Đức, Nhật Bản.
- B. Tây Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
- C. Đông Đức, Đông Âu, Nhật Bản.
- D. Tây Đức, Đông Đức, Nhật Bản.
Câu 2: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
-
A. Hội đồng bảo an.
- B. Ban thư kí.
- C. Tòa án quốc tế.
- D. Đại hội đồng.
Câu 3: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
-
A. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
- B. không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.
- C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
- D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 4: Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta?
-
A. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- B. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô).
- C. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
- D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Câu 5: Nội dung nào không phải là xu thế của thế giới sau "Chiến tranh lạnh"?
-
A. Trật tự thế giới đơn cực đang hình thành.
- B. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
- C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
- D. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
Câu 6: Quốc gia nào chủ trương thiết lập "thế giới đơn cực" sau "Chiến tranh lạnh"?
-
A. Mĩ.
- B. Anh.
- C. Nga.
- D. Trung Quốc.
Câu 7: Nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc là
- A. thành lập các tổ chức quân sự.
- B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- C. thành lập các tổ chức kinh tế.
-
D. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền dân chủ.
Câu 8: Quan hệ quốc tế trong hai giai đoạn trước và sau "Chiến tranh lạnh" có điểm gì khác?
-
A. Trật tự thế giới mới đa cực đang dần hình thành.
- B. Căng thẳng, đối đầu, đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- C. Các quốc gia ráo riết chạy đua vũ trang, nhiều tổ chức quân sự mới ra đời.
- D. Chịu sự chi phối hoàn toàn của đế quốc Mĩ và Liên Xô.
Câu 9: Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, sau "Chiến tranh lạnh" các nước ra sức điều chỉnh chiến lược lấy gì làm trọng điểm?
- A. Chính trị.
- B. Văn hóa, giáo dục.
-
C. Kinh tế.
- D. Quân sự
Câu 10: Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào?
-
A. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- B. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.
- C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- D. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 11: Mục đích lớn nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là
- A. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
-
B. thực hiện "Chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới của Mĩ.
- C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
- D. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
Câu 12: Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển là
- A. thời cơ đối với các dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI.
-
B. mong muốn chung của nhân loại khi bước sang thế kỉ XXI.
- C. trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay.
- D. trách nhiệm của các nước đang phát triển.
Câu 13: Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
-
B. Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh".
- C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
- D. Mĩ giúp đỡ Nhật Bản.
Câu 14: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
- B. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
-
C. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
- D. sự liên minh kinh tế khu vực và trên thế giới.
Câu 15: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. sự liên minh kinh tế khu vực và trên thế giới.
- B. sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
- C. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
-
D. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 16: Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
- A. Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ
-
B. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947
- C. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau
- D. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh
Câu 17: Vai trò lớn nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay là gì?
-
A. Đã duy trì được hòa bình và an ninh thế giới, không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới nào.
- B. Thúc đẩy nền kinh tế các nước trên thế giới phát triển mạnh.
- C. Đã phát triển được mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trên thế giới.
- D. Đã nhanh chóng hàn gắn được vết thương chiến tranh và giải quyết tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài.
Câu 18: Vai trò của Liên Hợp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay là gì?
-
A. Liên Hợp Quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- B. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân.
- C. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo.
- D. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
Câu 19: Hệ quả lớn nhất của Hội nghị Ianta là?
- A. Thành lập được tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- B. Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa 2 phe: Tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội Chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu).
-
C. Một trật tự thế giới mới được hình thành - trật tự 2 cực Ianta.
- D. Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận.
Câu 20: Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
- A. Liên Xô và Pháp.
- B. Mỹ và Anh.
-
C. Liên Xô và Mỹ.
- D. Liên Xô và Anh.
Câu 21: Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh đã làm gì để thay đổi tình hình thế giới?
- A. Tấn công như vũ bão vào thủ đô Béc-lin của Đức.
- B. Đặt yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- C. Gấp rút tổ chức lại thế giới mới sau chiến tranh.
-
D. Triệu tập tại I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 04 đến 11/02/1945.
Câu 22: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là gì?
- A. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít.
-
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- C. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
- D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Câu 23: Ngày thành lập Liên hợp quốc là
- A. 4/10/1946.
- B. 27/7/1945.
-
C. 24/10/1945.
- D. 20/11/1945.
Câu 24: Hội nghị I-an-ta bắt đầu từ ngày nào?
-
A. 4/2/1945.
- B. 15/8/1945.
- C. 2/4/1954.
- D. 4/4/1943.
Câu 25: Tham dự hội nghị I-an-ta có các nước
-
A. Mĩ, Anh, Liên Xô.
- B. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô.
- C.Anh, Pháp, Mĩ.
- D. Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc.