Câu 1: Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhận dân “sắm vũ khí đuổi thù chung” là của:
- A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương
- B. Hồ Chí Minh
-
C. Tổng bộ Việt Minh
- D. Cứu quốc quân
Câu 2: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc bao nhiêu năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc?
- A. 20 năm
- B. 21 năm
- C. 25 năm
-
D. 30 năm
Câu 3: Những hoạt động nào của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
-
A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu ra báo “Thanh niên”.
- B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
- C. Chủ trương phong trào “vô sản hóa”.
- D. Sự ra đời của một số đoàn thể quần chúng như: Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ...
Câu 4: Chiến thắng quân sự nào tiêu biểu nhất làm phá sản cơ bản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
- A. Chiến thắng An Lão.
- B. Chiến thắng Bạ Gia.
-
C. Chiến thắng Bình Giã.
- D. Chiến thắng Đồng Xoài.
Câu 5: Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài so với kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) tăng mấy lần?
-
A. Đạt 10 tỉ đô la, gấp 1,5 lần.
- B. Đạt 12 tỉ đô la, gấp 2 lần.
- C. Đạt 13 tỉ đô la, gấp 2,2 lận.
- D. Đạt 14 tỉ đô la, gấp 2,5 lần.
Câu 6: Hai khẩu hiệu nào dưới đây được Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931?
-
A. “Độc lập dân tộc" và “Ruộng đất dân cày”.
- B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hoà bình".
- C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
- D. “Đánh đổ đế quốc” và "Xoá bỏ ngôi vua”.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
- A. Quốc hội khoá I (2/3/1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
-
B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946).
- C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946).
- D. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946).
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa có tiếng vang nhanh trong cả nước, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác, làm tăng thêm cuộc khủng hoảng trong hàng ngũ địch. Đó là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Bắc Giang.
-
B. Hà Nội.
- C. Huế.
- D. Sài Gòn.
Câu 9: Hiệp định Pari (27/1/1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đều công nhận Việt Nam là quốc gia “độc lập”. Còn Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận ta như thế nào?
- A. Là quốc gia “độc lập”.
- B. Là quốc gia “tự trị”.
-
C. Là quốc gia “tự do”.
- D. Là quốc gia có đầy đủ chủ quyền.
Câu 10: Điều gì chứng tỏ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo, thắm đượm tính dân tộc và nhân văn?
- A. Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu.
- B. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
- C. Thấy được khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc, khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
-
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 11: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?
- A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
-
B. Thực hiện liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
- C. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
- D. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân phong kiến.
Câu 12: Phong trào đấu tranh của giai cấp công-nông và các tầng lớp nhân dân tiêu biểu nhất trong thời kỳ 1936-1939 là gì?
- A. Cuộc vận động Đông Dương đại hội (1936).
- B. Phong trào đón rước phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (1937).
-
C. Tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai (11/1936) và cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội) 5/1938.
- D. Phong trào báo chí tiến bộ và đấu tranh nghị trường.
Câu 13: Ý nghĩa của những kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính:
- A. Thể hiện được bản chất, tính ưu việt của chế độ mới
- B. Cổ vũ động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ độc lập tự do vừa giành được
- C. Chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho toàn dân tiến tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
-
D. A, B và C đúng.
Câu 14: Lý do cơ bản nào Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần nhất?
- A. Bị thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
- B. Bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
-
C. Bị thiệt hại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc cuối 1968.
- D. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
Câu 15: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản & Việt Nam vào năm 1929 có sự hạn chế gì?
-
A. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
- B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.
- C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại
- D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.
Câu 16: Đại hội Đảng III xác định nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền là gì?
- A. Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN.
- B. Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- C. Thực hiện thống nhất nước nhà.
-
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
Câu 17: Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
- A. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
- C. Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
- D. Đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP. Hồ Chí Minh.
Câu 18: Lực lượng tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) là lực lượng nào?
- A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
- B. Công nhân và nông dân.
- C. công nhân, nông dan, thợ thủ công.
-
D. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.
Câu 19: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
- A. 55 ngày đêm.
-
B. 56 ngày đêm.
- C. 60 ngày đêm.
- D. 66 ngày đêm.
Câu 20: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?
- A. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
-
B. Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.
- D. Bộ đội của ta được trường thành lên trong chiến đấu.
Câu 21: Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - Xuân 1974 - 1975 là gì?
- A. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào.
- B. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ - Ngụy.
-
C. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
- D. Chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 22: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?
- A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.
- B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.
-
C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
- D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.
Câu 23: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
- A. Sáng 19/12/1946.
- B. Trưa 19/12/1946.
- C. Chiều 19/12/1946.
-
D. Tối 19/12/1946.
Câu 24: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na- va:
- A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
-
B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.
- D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
Câu 25: Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936 - 1939 dựa trên cơ sơ nào?
- A. Đường lối nghị quyết của Quốc tế cộng sản.
- B. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.
-
C. Tình hình thế giới, trong nước có sự thay đổi và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản.
- D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
Câu 26: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì?
- A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
-
D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Câu 27: Sự chi viện của miền Bắc đối với tiền tuyến lớn trong thời gian chống “Việt Nam hóa chiến tranh” có gì khác rõ rệt so với các thời kỳ trước?
- A. Rất khó khăn vì Mĩ đánh phá ác liệt.
-
B. Chi viện nhiều hơn cho cả chiến trường Lào, Cam-pu-chia.
- C. Vừa tiếp nhận từ bên ngoài, vừa chi viện cho tiền tuyến theo yêu cầu.
- D. Chi viện theo đường Trường Sơn và đường biển.
Câu 28: Từ 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
-
A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
- C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
- D. Câu A và C đúng.
Câu 29: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?
- A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
-
B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, bảo vệ hòa bình.
- C. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để Miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
- D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.
Câu 30: Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kỳ Đại hội nào của Đảng?
- A. Đại hội IV, Đại hội V, Đại hội VI.
- B. Đại hội V, Đại hội VI, Đại hội VII.
- C. Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII.
-
D. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX.
Câu 31: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
-
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.
- B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 32: Phương hướng chiến lược của ta trong cuộc tiến công Đông- Xuân 1953-1954 là gì?
- A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.
-
B. Tập trung lực lượng tiến cộng vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc chúng bị động phân tán lực lượng.
- C. Tranh giao chiến ở miền Bắc để chuẩn bị đàm phán.
- D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông-Xuân 1953- 1954.
Câu 33: Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966) của Mĩ nhằm vào hướng chính nào?
- A. Miền Đông Nam Bộ.
-
B. Khu V và miền Đông Nam Bộ.
- C. Khu V và miền Tây Nam Bộ.
- D. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.
Câu 34: Để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì?
- A. Tăng các loại thuế gấp ba lần.
-
B. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
- C. Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt.
- D. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.
Câu 35: Quốc hội khóa I (6/1/1946) đã bầu được:
-
A. 333 đại biểu.
- B. 334 đại biểu,
- C. 335 đại biểu.
- D. 336 đại biểu
Câu 36: Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
- A. Số người mù chữ số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
- B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
- C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
-
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
Câu 37: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?
- A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua
- B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.
-
C. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
- D. Đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.
Câu 38: Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?
- A. “Tấc đất, tấc vàng”.
- B. ”Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”
-
C. “Người cày có ruộng”.
- D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Câu 39: Nhà thơ Tố Hữu viết: “Ba mươi năm chân bước không mỏi - Mà đến bây giờ mới tới nơi"
Đó là hai câu thơ nói về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày tháng năm nào? Ở đâu?
- A. Ngày 25/1/1941, tại Pác Bó - Cao Bằng.
- B. Ngày 28/1/1941, tại Tân Trào - Tuyên Quang.
-
C. Ngày 28/1/1941, tại Pác Bó - Cao Bằng.
- D. Ngày 28/2/1941, tại Hà Nội.
Câu 40: Sau thất bại trong chiến dịch Biên Giới, Pháp có âm mưu gì mới?
- A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
-
B. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
- C. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- D. Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng.