Câu 1: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?
- A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
- B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
-
C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
- D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 2: Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì?
- A. Quan hệ hợp tác song phương.
- B. Quan hệ đối thoại.
- C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
-
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.
Câu 3: Những năm 1967-1969, sản lượng lương thực của Nhật cung cấp:
-
A. 80% nhu cầu trong nước.
- B. 70% nhu cầu trong nước.
- C. 60% nhu cầu trong nước.
- D. 50% nhu cầu trong nước.
Câu 4: Chỗ dựa chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu là:
-
A. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 -1949) và nhiệt tình của nhân dân.
- B. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
- C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
- D. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.
Câu 5: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì:
-
A. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
- B. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.
- C. Một trật tự thế giới đơn cực.
- D. A, B đúng.
Câu 6: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?
- A. 1949-1953
- B. 1953-1957
-
C. 1957-1961
- D. 1961-1965
Câu 7: Nội dung "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?
- A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩA.
- B. Đàn áp phong tráo giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
- C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
-
D. A, B, C đúng.
Câu 8: Đến năm 1999 số nước thành viên của Liên minh châu Âu là:
- A. 14 nước.
-
B. 15 nước
- C. 16 nước.
- D. 17 nước.
Câu 9: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
-
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
- B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
- C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
- D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 10: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng. Đó là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ nào?
- A. 1919-1924.
-
B. 1919-1925.
- C. 1919-1926.
- D. 1919-1927.
Câu 11: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
- A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
-
C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
- D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 12: Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì:
- A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
- B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
-
C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
- D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Câu 13: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
-
A. Các nước châu Á đã giành độc lập.
- B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
- C. Các nước châu Á đã trở thanh trung tâm kinh tế tài chính thể giới.
- D. Tất cả các câu trên.
Câu 14: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
- A. 8/1977
-
B. 9/1977
- C. 1/1987
- D. 11/1987
Câu 15: Những phong trào quốc tế nào đã có vai trò tích cực trong các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Phong trào giải phóng dân tộc.
- B. Phong trào bảo vệ hòa bình thế giới.
- C. Phong trào không liên kết.
-
D. A, B, C đúng.
Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
- A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
- B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
- C. Nhà nước nhân dân Xô viết, nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
-
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 17: Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
-
A. Hình thành một liên minh Mĩ-Nhật chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn Đông.
- B. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.
- C. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
- D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
Câu 18: Ai Cập tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập vào năm nào?
- A. 1951
- B. 1952
-
C. 1953
- D. 1954
Câu 19: Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào?
- A. 03/09/1990.
-
B. 03/10/1990.
- C. 03/11/1990.
- D. 03/12/1990.
Câu 20: Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất:
- A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
- B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
- C. Một tô chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
-
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 21: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?.
-
A. Các nước phương Tây
- B. Pháp
- C. Liên Xô
- D. Mĩ
Câu 22: Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
-
A. Ngày càng trở nên căng thẳng.
- B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
- C. Ổn định.
- D. ổn định và phát triển.
Câu 23: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Không bị chiến tranh tàn phá.
- B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
- C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
-
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược vả nô dịch các nước.
Câu 24: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
- A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
- C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
-
D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
Câu 25: Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào?
- A. Mê-hi-cô
-
B. Cu Ba
- C. Chi-lê
- D. Vê-nê-du-ê-la
Câu 26: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
-
A. Chủ nghĩa A-pác-thai.
- B. Chủ nghĩa thực dân mới.
- C. Chủ nghĩa thực dân cũ.
- D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 27: Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?
-
A. Vật lí học.
- B. Toán học.
- C. Hóa học.
- D. Sinh học.
Câu 28: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?
- A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
-
B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
- C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- D. Một cuộc nội chiến.
Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?
-
A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
- C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
- D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
Câu 30: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?
-
A. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
- B. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.
- C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
- D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 31: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?
- A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
- B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
-
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
- D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 32: Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?
- A. 1990
- B. 1991
- C. 1992
-
D. 1993
Câu 33: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?
- A. 1914
-
B. 1919
- C. 1918
- D. 1920
Câu 34: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
- A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
-
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
- C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
- D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Câu 35: Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu?
-
A. Nam Phi.
- B. Mĩ La-tinh.
- C. Trung Đông.
- D. Châu Phi.
Câu 36: Thời gian tiến hành công cuộc "cải tổ" của Liên Xô kéo dài trong bao lâu?
- A. 4 năm (1985-1989).
- B. 5 năm (1985-1990).
-
C. 6 năm (1985-1991).
- D. 7 năm (1985-1992).
Câu 37: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
- A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
-
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
- C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
- D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
Câu 38: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành:
- A. Một khu vực phồn thịnh.
- B. Một khu vực ổn định và phát triển.
-
C. Một khu vực mậu dịch tự do.
- D. Một khu vực hòa bình.
Câu 39: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 được khởi đầu ở nước nào?
-
A. Mĩ
- B. Nhật
- C. Anh
- D. Liên Xô
Câu 40: Ai là lãnh tụ phong trào 26/7/1953 của cách mạng Cu Ba?
- A. Chê Ghê -va- na
-
B. Phi-đen Cax-tơ-rô
- C. Ra-un Cax-tơ-rô
- D. A-gien-đê