Câu 1: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì?
- A. Không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
- B. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
- C. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
- D. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
Câu 2: Ngoại lực là?
- A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
- B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.
- C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.
- D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.
Câu 3: Thổ nhưỡng là?
- A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá.
- B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
- D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoai vào trong bao gồm?
- A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
- B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
- C. Lớp nhân trong. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
Câu 5: Phân bố của các thảm thực vật trên trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo?
- A. Độ cao và hướng sườn của địa hình.
- B. Vị trí gần hay xa đại dương
- C. Vĩ độ và độ cao địa hình
- D. Các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên,...)
Câu 6: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
- A. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy
- B. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy
- C. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam
- D. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn
Câu 7: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tinh chất đất nhiều nhất?
- A. Cày bừa
- B. Làm cỏ
- C. Bón phân
- D. Gieo hạt
Câu 8: Trên bề mặt trái đất, theo chiều kinh tuyến, nơi có lượng mưa nhiều nhất là?
- A. Vùng xích đạo.
- B. Vùng chí tuyến.
- C. Vùng ôn đới.
- D. Vùng cực.
Câu 9: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là?
- A. Do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
- B. Nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.
- C. Do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
- D. Do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Câu 10: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật.
- A. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
- B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
- C. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm.
- D. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng?
- A. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.
- B. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.
- C. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.
- D. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.
Câu 12: Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của?
- A. Hiện tượng uốn xếp.
- B. Hiện tượng đứt gãy.
- C. Động đất, núi lửa.
- D. Vận động nâng lên, hạ xuống
Câu 13: Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là?
- A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
- B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất.
- C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất.
- D. Mưa tập trung vào mùa đông.
Câu 14: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở?
- A. Trên các lục địa.
- B. Giữa các đại dương.
- C. Các vùng gần cực.
- D. Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 15: Sóng biển là?
- A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ.
- C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
- D. Sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau
Câu 16: Độ phì của đất là:
- A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật.
- B. Độ tơi xốp của đất , trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
- C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.
- D. Lượng chất vi sinh trong đất.
Câu 17: Thành phần không khí trên Trái Đất bao gồm :
- A. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí ôxi chiếm tỉ lệ lớn nhất
- B. Chỉ có khí, ôxi và hơi nước trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất
- C. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất
- D. Gồm có khí nitơ, ôxi và các khí khác trong đó có khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất
Câu 18: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông I-ê-nít-xây là
- A. nước mưa.
- B. băng tuyết tan.
- C. nước các hồ, đầm.
- D. nước ngầm.
Câu 19: Vào mùa hạ giải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta giải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là?
- A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
- B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
- C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
- D. Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.
Câu 20: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở?
- A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
- B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
- C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
- D. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ởnơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.