Câu 1: Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
- A. Tiến hành cuộc "cách mạng xanh"
- B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới
-
C. Đưa con người lên mặt trăng
- D. Tạo ra cừu Đô-li
Câu 2: "Chiến lược toàn cầu" do Tổng thống nào của Mĩ đưa ra?
-
A. Tơ-ru-man
- B. Ken-nơ-đi
- C. Ai-xen-hao
- D. Giôn-xơn
Câu 3: Pác Bó gắn với tên tuổi của nhân vật lịch sử nào?
- A. Tôn Đức Thắng.
-
B. Nguyễn Ái Quốc.
- C. Nguyễn Văn Linh.
- D. Lê Duẩn.
Câu 4: Nét nổi bật của thời kỳ cách mạng 1932 -1935 là gì?
- A. Các phong trào dân tộc của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác liên tiếp bùng nổ trong cả nước.
-
B. Sự vững vàng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của kẻ thù.
- C. Các chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất.
- D. Hệ thống của Đảng ở trong nước được khôi phục.
Câu 5: Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?
- A. 1990
- B. 1991
- C. 1992
-
D. 1993
Câu 6: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp?
- A. Vật liệu siêu bền
- B. Vật liệu Nano
- C. Vật liệu siêu dẫn
-
D. Polime
Câu 7: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào là quan trọng nhất và mang tính quyết định?
- A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
- B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
- C. Chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
-
D. Chiến cuộc đông – xuân năm 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 8: Đường lối đổi mới của Đảng được đưa ra đầu tiên tại Đại hội nào?
- A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976).
- B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 – 1981).
-
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986).
- D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991).
Câu 9: Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì?
- A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
-
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
- C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.
- D. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?
- A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
- B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
-
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 11: Lí do nào là chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức “viện trợ” cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
- A. Thúc đẩy kinh tế Đức phát triển sau chiến tranh.
-
B. Để biến Tây Đức thành một “Lực lượng xung kích” của khối NATO, chống Liên Xô và các nước XHCN.
- C. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
- D. Để thúc đẩy quá trình hoà bình hóa nước Đức.
Câu 12: Hậu quả việc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam dẫn đến sự ra đời của giai cấp
- A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
- B. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
-
C. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
- D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.
Câu 13: Nguyên nhân chung nhất của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1941), Nam Kì (11/1940) binh biến Đô Lương (1/1941)?
- A. Thực dân Pháp cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta.
- B. Binh lính người Việt bị Pháp bắt sang chiến trường Thái Lan.
-
C. Mâu thuẫn sâu sắc của cả dân tộc với phát xít Nhật và thực dân Pháp.
- D. Sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật.
Câu 14: Trong các thế lực ngoại xâm đang vây quanh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì nước nào sẽ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam?
- A. Nhật.
- B. Trung Hoa Dân quốc.
- C. Anh.
-
D. Pháp.
Câu 15: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?
- A. 1914.
- B. 1918.
-
C. 1919.
- D. 1920.
Câu 16: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc bằng sự kiện nào?
- A. Trận Điện Biên Phủ trên không.
- B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
-
C. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
- D. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
Câu 17: Cuộc chiến trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 năm 1946, thành phố nào đã kìm được chân địch lâu nhất?
- A. Nam Định.
- B. Hải Phòng.
- C. Huế.
-
D. Hà Nội.
Câu 18: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến trước 1975, những quốc gia nào nằm trong tình trạng bị chia cắt lãnh thổ
- A. Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan.
-
B. Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên.
- C. Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan.
- D. Triều Tiên, Campuchia, Thái Lan.
Câu 19: Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (9/1975)?
- A. SEANTO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
- B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEANTO.
-
C. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).
- D. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
Câu 20: Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?
-
A. Mua bằng phát minh sáng chế.
- B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.
- C. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế.
- D. Hợp tác với các nước khác.
Câu 21: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày tháng năm nào?
- A. 22/12/1941.
- B. 22/12/1942.
- C. 22/12/1943.
-
D. 22/12/1944.
Câu 22: Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng chính phủ, mặt trận, các đoàn thể của ta đã chuyển lên căn cứ địa nào?
- A. Bắc Sơn – Võ Nhai.
- B. Cao Bằng.
- C. Bắc Sơn.
-
D. Việt Bắc.
Câu 23: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
- A. Rút dần quân Mĩ về nước.
- B. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
- C. Đề cao học thuyết Ních-Xơn.
-
D. Dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 24: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của nước nào?
- A. Thực dân Anh.
- B. Đế quốc Nhật.
- C. Thực dân Pháp.
-
D. Đế quốc Mĩ.
Câu 25: Theo quyết định của Đồng Minh, quân Anh sẽ giải pháp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương từ
- A. Phía bắc Vĩ tuyến 17.
- B. Phía nam Vĩ tuyến 17.
-
C. Phía nam Vĩ tuyến 16.
- D. Phía bắc Vĩ tuyến 16.
Câu 26: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra bao nhiêu ngày?
- A. 55 ngày đêm.
- B. 65 ngày đêm.
- C. 60 ngày đêm.
-
D. 56 ngày đêm.
Câu 27: Hội nghị cấp cao ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại đâu?
- A. Mĩ.
- B. Pháp.
-
C. Liên Xô.
- D. Anh.
Câu 28: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
- A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
-
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
- C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 29: Ta chỉ chấp nhận đàm phán với Pháp theo nguyên tắc
- A. Hai bên thực hiện ngừng bắn.
- B. Pháp công nhận chính quyền hợp pháp của ta.
-
C. Quyền dân tộc tự quyết.
- D. Pháp đóng quân ở nước ta chỉ là tạm thời.
Câu 30: Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tỉêu cơ bản nào?
- A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
- C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
-
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 31: Đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc được thực hiện vào năm nào?
- A. 1976.
-
B. 1978.
- C. 1985.
- D. 1977.
Câu 32: Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạng XHCN ở Đông Âu?
- A. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
-
C. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.
- D. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
Câu 33: Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Điều này chứng tỏ
- A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản.
-
B. Xương sống của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
- C. Địa bản giải phóng được mở rộng.
- D. Phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam.
Câu 34: Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào?
-
A. 10/10/1954.
- B. 10/5/1956.
- C. 1/10/1954.
- D. 10/5/1955.
Câu 35: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kỉnh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
- B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
-
C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
- D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Câu 36: Lý do để Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua là vì
-
A. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa.
- B. Quốc tế Cộng sản mang trên mình sứ mệnh giải phóng loài người.
- C. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc.
- D. Quốc tế Cộng sản là một tổ chức đoàn kết rộng rãi giai cấp vô sản toàn thế giới.
Câu 37: Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
- A. Lào.
- B. Xin-ga-po.
- C. Việt Nam.
-
D. In-đô-nê-xia.
Câu 38: Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào?
-
A. 1936.
- B. 1935.
- C. 1938.
- D. 1937.
Câu 39: Tại sao gọi là “trật tự hai cực I-an-ta”?
- A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
- B. Hình thành hai khối nước cạnh tranh nhau về mọi mặt.
- C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.
-
D. Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
Câu 40: Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là
- A. Nen-xơn Man đê-la.
-
B. Phi-đen Ca-xtơ-rô.
- C. Áp-đen Ca-đê.
- D. Hô-xê Mác-ti.