Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
- A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm
- B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần
-
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
- D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột
Câu 2: Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
-
A. Số electron lớp ngoài cùng.
- B. Số thứ tự của nguyên tố.
- C. Số hiệu nguyên tử.
- D. Số lớp electron.
Câu 3: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết
- A. Số thứ tự của nguyên tố.
- B. Số electron lớp ngoài cùng.
- C. Số hiệu nguyên tử
-
D. Số lớp electron.
Câu 4: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :
- A. Chiều nguyên tử khối tăng dần.
-
B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- C. Tính kim loại tăng dần.
- D. Tính phi kim tăng dần.
Câu 5: Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?
-
A. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.
- B. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.
- C. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.
- D. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.
Câu 6: Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là
-
A. Tính kim loại mạnh.
- B. Tính phi kim mạnh.
- C. X là khí hiếm.
- D. Tính kim loại yếu.
Câu 7: Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:
-
A. $Na_{2}O$, MgO, $Al_{2}O_{3}$, $SiO_{2}$, $P_{2}O_{5}$, $SO_{3}$, $Cl_{2}O_{7}$
- B. $Na_{2}O$, MgO, $K_{2}O$, $SiO_{2}$, $P_{2}O_{5}$, $SO_{3}$, $Cl_{2}O_{7}$
- C. $Na_{2}O$, MgO, $K_{2}O$, $SO_{2}$, $P_{2}O_{5}$, $SO_{3}$, $Cl_{2}O_{7}$
- D. $K_{2}O$, MgO, $Al_{2}O_{3}$, $SiO_{2}$, $P_{2}O_{5}$, $SO_{3}$, $Cl_{2}O_{7}$
Câu 8: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 19, chu kỳ 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây về nguyên tử nguyên tố M là đúng?
- A. Điện tích hạt nhân 19+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, là kim loại mạnh.
-
B. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, là kim loại mạnh.
- C. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, là kim loại yếu.
- D. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, là kim loại yếu.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Xác định vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X.
- A. Chu kì 3, nhóm VII là kim loại mạnh.
- B. Chu kì 3, nhóm VII là phi kim yếu.
-
C. Chu kì 3, nhóm VII là phi kim mạnh.
- D. Chu kì 7, nhóm III là kim loại yếu.
Câu 10: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
-
A. chu kỳ 3, nhóm II.
- B. chu kỳ 2, nhóm III.
- C. chu kỳ 3, nhóm III.
- D. chu kỳ 2, nhóm II.
Câu 11: Cho các nguyên tố sau O, P, N. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần.
- A. O, N, P.
- B. O, P, N.
- C. N, P, O.
-
D. P, N, O.
Câu 12: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?
- A. Na, Li, Rb, K.
- B. K, Na, Li, Rb.
- C. Li, K, Rb, Na.
-
D. Li, Na, K, Rb.
Câu 13: Các nguyên tố ở chu kì 6 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có
- A. 4 lớp electron trong nguyên tử.
- B. 2 lớp electron trong nguyên tử.
-
C. 6 lớp electron trong nguyên tử.
- D. 3 lớp electron trong nguyên tử.
Câu 14: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), khi đi từ trái sang phải
- A. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
- B. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
-
C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.
- D. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
Câu 15: Số thứ tự nhóm trong bảng tuần hoàn cho biết
- A. số lớp electron.
- B. số hiệu nguyên tử.
-
C. số electron lớp ngoài cùng.
- D. số thứ tự nguyên tố.
Câu 16: Chọn phát biểu sai.
- A. Trong một chu kì, điện tích hạt nhân của các nguyên tử nguyên tố tăng dần từ trái sang phải.
-
B. Các nguyên tử nguyên tố có số lớp electron tăng dần được xếp vào một chu kì.
- C. Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn.
- D. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
Câu 17: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm
-
A. ô nguyên tố, chu kì và nhóm.
- B. ô nguyên tố và chu kì.
- C. nhóm và chu kì.
- D. ô nguyên tố và nhóm.
Câu 18: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo
-
A. chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- B. thứ tự bảng chữ cái.
- C. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- D. mốc thời gian tìm ra nguyên tố đó.