Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…../….
BÀI THỰC HÀNH 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Luyện tập định dạng được đoạn văn bản
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính.
2. HS: Đồ dùng học tập, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe.
c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về chỉnh sửa văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV : Hôm nay chúng ta sẽ làm thực hành : em tập trình bày văn bản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định dạng văn bản
a. Mục tiêu: HS biết định dạng văn bản
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: HS biết cách khởi động Word và biết mở văn bản lưu sẳn, biết căn lề và thực hiện theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: phân nhóm cho HS ngồi vào máy tính, 1HS/ 1 máy tính. - Hướng dẫn HS khởi động máy tính. - GV: Nêu các cách để mở một tệp văn bản đã lưu trong máy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm theo sự hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV: Hướng dẫn HS thực hiện. - Áp dụng các kiến thưc đã học để định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản để làm bài tập thực hành. - Tiến hành theo cả hai cách, bằng nút lệnh và bằng cả bảng chọn. - GV: Quan sát và sửa sai cho HS. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS |
1. Định dạng đoạn văn bản. 1. Định dạng văn bản - Khởi động Word. - Mở tệp Biendep.Doc đã được lưu trong bài thực hành trước. - Tiến hành trình bày văn bản “ Biển đẹp” (SGK - 92). - Thực hiện các yêu cầu: + Trình bày tiêu đề: có phông chữ, cỡ chữ, kiểu chũ, màu chữ khác với nội dung của văn bản. + Cõ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của nội dung. + Đoạn cuối cùng (Theo Vũ Tú Nam) có màu chữ, kiểu chữ khác với nội dung. + Căn lề cho văn bản. - Định dạng cho các kí tự trong văn bản. - Lưu văn bản với tên cũ. |
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: HS biết sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: HS nắm được các bước thực hiện di chuyển một phần văn bản
d. Tổ chức thực hiện: Biết sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: phân nhóm cho HS ngồi vào máy tính, 1HS/ 1 máy tính. - Hướng dẫn HS khởi động máy tính. - GV cho HS thực hiện soạn thảo bài tập trên máy tính. - GV: Hướng dẫn HS lưu văn bản, gọi HS lên thực hiện lưu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện theo hướng dẫn GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Cả lớp quan sát và thực hiện lưu. - GV: Quan sát sửa sai, HS thực hành bài tập. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS |
2. Thực hành. - Gõ và định dạng đoạn văn “Tre xanh” (SGK - 93) theo mẫu. Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu! Có gì đâu có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. (Theo Nguyễn Duy) |
C - D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : học sinh sử dụng kiến thức đã học để làm bài tập?
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Cho nhóm đôi nhận xét bài của nhau
- Yêu cầu lưu văn bản vào thư mục ổ D
HS trả lời
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………