Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…../….
Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được định dạng đoạn văn bản là gì, bao gồm các tính chất nào
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Hiểu và định dạng được đoạn văn bản
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy vi tính, máy chiếu.
2. HS: Đồ dùng học tập, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe.
c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về chỉnh sửa văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV: Định dạng văn bản là gì ?
- HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời
- GV : Bài học hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu về định dạng đoạn văn bản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn bản
a. Mục tiêu: HS biết cách định dạng đoạn văn bản
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: HS biết các tính chất của định dạng đoạn văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi: + Định dạng đoạn văn bản có phải là định dạng kí tự không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trả lời, nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá -> Chốt kiến thức lên bảng. |
1. Định dạng đoạn văn bản. - Định dạng đoạn văn bản là làm thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản: Kiểu căn lề Vị trí của cả đoạn văn so với toàn trang văn bản. Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. |
Hoạt động 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
a. Mục tiêu: HS biết sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: HS nắm được các bước thực hiện di chuyển một phần văn bản
d. Tổ chức thực hiện: Biết sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Trước khi định dạng đoạn văn bản cần phải chọn đoạn văn bản muốn định dạng, sau đó sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. + Để định dạng đoạn văn bản, ta thực hiện như sau? + Muốn định dạng đoạn văn bản ta cần làm gì. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trả lời, nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định + GV thực hiện mẫu cho HS quan sát + HS lên thực hiện lại thao tác |
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn. Để định dạng đoạn văn bản, ta thực hiện như sau: - Chọn đoạn văn bản cần định dạng. - Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng, trong đó: Sử dụng các nút lệnh để căn lề. * Căn lề: Nháy chọn nút lệnh Align Left để thực hiện căn thẳng lề trái. Nháy chọn nút lệnh Align Right để thực hiện căn thẳng lề phải. Nháy chọn nút lệnh Center để thực hiện căn giữa. Nháy chọn nút lệnh Justify để thực hiện căn thẳng 2 lề. * Thay đổi lề cả đoạn: Nháy chọn nút lệnh để thực hiện tăng mức thụt lề trái. Nháy chọn nút lệnh để thực hiện giảm mức thụt lề trái. * Khoảng cách dòng trong đoạn văn: Nháy chuột vào mũi tên bên phải của nút lệnh Line Spacing để chọn các tỉ lệ thích hợp.
|
Hoạt động 3: Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragrap
a. Mục tiêu: HS biết định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragrap
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: HS biết định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragrap
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hộp thoại Paragraph cho Hs quan sát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS lần lượt trả lời công dụng của các khung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV thực hiện mẫu trên máy chiếu. GV: Gọi HS lên thực hiện lại. Bước 4: Kết luận, nhận định: HS thực hiện thao tác.
|
3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragrap - Chọn đoạn văn bản cần định dạng. - Mở bảng chọn Format chọn lệnh Paragrap. - Sau bước náy thên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại Paragrap. Alignment: Căn lề Indentation: Khoảng cách lề Special: Thụt lề dòng đầu Spacing: Before: Khoảng cách đến đoạn văn trên After: Khoảng cách đến đoạn văn dưới Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng - Chọn OK để thực hiện hay Cancel để huỷ lệnh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Bài 1: Định dạng đoạn văn bản là định dạng:
A. Kiểu căn lề, vị trí lề của cả đọan văn bản so với toàn trang.
B. Khoảng cách lề của dòng đầu tiên, khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
C. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
D. Tất cả đáp án trên
Bài 2: Thay đổi lề của trang văn bản là thao tác:
A. Định dạng văn bản B. Lưu tệp văn bản
C. Trình bày trang D. Đáp án khác
Bài 5: Công việc nào dưới đây không liên quan định dạng văn bản :
A. Thay đổi phông chữ B. Thay đổi khoảng cách giữa các dòng
C. Đổi kích thước trang giấy D. Sửa lỗi chính tả
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
1- D |
2- A |
3- |
4- |
5- D |
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
+ Em chỉ chọn một phần của đoạn văn bản và thực hiện một lệnh định dạng đoạn văn. Lệnh có tác dụng đối với toàn bộ đoạn văn bản không?
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trả lời.
+ HS nộp vở bài tập.
+ HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………