Giáo án 5512 tin 6 bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

Dưới đây là mẫu giáo án bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình tin học lớp 6. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…../….

Bài 14:  SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được thế nào là văn bản và làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản Word.

- Học sinh nắm được vùng chính của soạn thảo văn bản đơn giản.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

- Năng lực chuyên biệt : Phân biệt được một số thành phần của văn bản, con trỏ soạn thảo, quy tắc gõ văn bản.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy vi tính, máy chiếu.

2. HS: Đồ dùng học tập, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe.

c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về soạn thảo văn bản đơn giản.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV: Hãy liệt kê một số hoạt động hằng ngày có liên quan đến soạn thảo văn bản của em và của các thành viên trong gia đình em ?

- HS nhớ lại kiến thức để trả lời => GV dẫn vào bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thành phần của văn bản

a. Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của văn bản gồm những gì.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm: Nắm các thành phần của văn bản, con trỏ soạn thảo văn bản

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Trong tiếng Việt, các thành phần cơ bản của một văn bản là gì?

+ Con trỏ soạn thảo văn bản là gì và vai trò của nó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trả lời, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá -> Chốt kiến thức lên bảng.

1.Các thành phần của văn bản.

* Kí tự:

- Bao gồm các con chữ, con số, kí hiệu...

- Là thành phần cơ bản nhất của văn bản.

- Phần lớn các kí tự đều được nhập từ bàn phím.

* Dòng: Là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải.

* Đoạn:

- Bao gồm nhiều câu liên tiếp, có liên quan tới nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.

- Khi soạn thảo văn bản Word, ta nhấn phím Enter để kết thúc 1 đoạn văn bản.

*Trang: Là phần văn bản cùng nằm trên một trang in.

2. Con trỏ soạn thảo.

- Con trỏ soạn thảo văn bản là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình cho biết vị trí của kí tự được gõ vào.

- Con trỏ chuột dùng để thực hiện các lệnh do người sử dụng thao tác còn

- Con trỏ soạn thảo cho biết vị trí của kí tự được gõ vào.

Hoạt động 2: Quy tắc gõ văn bản trong Word

a. Mục tiêu: HS biết được quy tắc để gõ văn bản trong Word

b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm: Nắm các quy tắc gõ văn bản trong Word, gõ văn bản chữ việt

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra câu hỏi trả lời:

+ Em hãy nêu các quy tắc để gõ văn bản trong Word?

+ Để soạn thảo được tiếng Việt trong Word ta cần những gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS thực hiện phép toán

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá -> Chốt kiến thức lên bảng.

3. Quy tắc gõ văn bản trong Word.

- Khi soạn thảo, các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, sau đó là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.

- Các dấu mở ngoặc (, [, {, <, ‘, “ phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.

- Các dấu đóng ngoặc ), ], }, >, ’, ” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.

- Giữa các từ chỉ dùng 1 phím cách để phân cách.

- Nhấn phím Enter một lần để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn VB mới.

 4. Gõ văn bản chữ Việt.

- Để gõ đuợc chữ Tiếng Việt bằng bảng gõ chữ Tiếng Việt theo kiểu TELEX và VNI (Xem bảng gõ Trang 73 SGK)

- Để có thể soạn thảo chữ tiếng Việt, xem trên màn hình, in ra giấy thì cần phải có các tệp tin đặc biệt được cài trên máy tính.

- Các tệp tin này được gọi là phông chữ Việt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

-GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ngoài cách lưu văn bản có nháy chuột chọn biểu tượng Save trên màn hình còn cách nào khác không?

- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm 

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 

Nhập văn bản

a) Khởi động phần mềm gõ UniKey và thiết đặt chế độ gõ chữ tiếng việt: chọn bản mã Unicode, chọn kiểu gõ Telex (hoặc VNI).

b) Khởi động Word và soạn thảo văn bản có nội dung dưới đây. Nếu gõ sai chưa cần sửa lỗi. Nhấn giữ phím Shift trong khi gõ để được chữ hoa.

c) Đặt con trỏ soạn thảo vào giữa văn bản đã gõ rồi thực hiện các thao tác sau đây. Quan sát sự thay đổi vị trí con trỏ soạn thảo trên văn bản và rút ra kết luận.

+ Nhấn các phím mũi tên (→, ←, ↑, ↓);

+ Nhấn các phím HomeEndPageUpPageDown;

+ Nhấn đồng thời các phím Ctrl và HomeCtrl và End.

d) Lưu văn bản với tên De menvà kết thúc soạn thảo.

*Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án tin học 6, hay khác:

Bộ Giáo án tin học 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ