Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…../….
BÀI 8. QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tiết 2)
I MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS luyện tập các kĩ năng với chuột và bàn phím.
- HS hiểu được các hiện tượng trong thiên nhiên: trái đất, mặt trời, các vì sao
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng thành thạo máy vi tính, sử dụng phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Phòng máy vi tính, máy chiếu, giáo án, SGK.
2. Học sinh: - Kiến thức, SGK, vở ghi, vở BT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận và hình thành kiến thức về Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe, thực hiện
c. Sản phẩm: Sử dụng phần mềm để quan sát trái đất.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Tiết trước các em đã thực hiện phần mềm Mario để luyện tập gõ phím. Tiết này các em sẽ được quan sát và xem mô hình về quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
a. Mục tiêu: Giới thiệu bài về Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
b. Nội dung: Sử dụng máy vi tính để thực hành
c. Sản phẩm: Học sinh biết được mục đích của bài
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
+ GV Giới thiệu bài thực hành trên máy chiếu cho cả lớp quan sát + HS: Lắng nghe. |
1. Giới thiệu bài thực hành
|
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Thực hành về Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
b. Nội dung: Sử dụng máy vi tính để thực hành
c. Sản phẩm: Học sinh thực hiện được các thao tác điều khiển để quan sát
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Để khởi động chương trình “Quan sát trái đất và các vì sao tron hệ mặt trời” ta làm thế nào ? + Điều chỉnh khung nhìn, giải thích vì sao có hiện tượng ngày, đêm ? + Vì sao lại có hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết ? + Điều chỉnh khung nhìn để quan sát hiện tượng nhật thực, hiện tượng nguyệt thực ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS: Thảo luận nhóm trả lời + GV: Tiến hành cho HS tự quan sát trái đất, mặt trời, vị trí sao thuỷ, sao kim, sao hoả, các hành tinh trong hệ mặt trời gần trái đất, quỹ đạo chuyển động của sao mộc, sao thổ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Thực hành, trao đổi, trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét. |
3. Thực hành. - Khởi động phần mềm: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình. - Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời, các vì sao, các hành tinh trong hệ mặt trời. - Quan sát sự chuyển động của trái đất và mặt trăng: + Mặt trăng quay xung quanh trái đất và tự quay xung quanh mình nhưng luôn hướng 1 mặt về phía mặt trời. + Trái đất quay xun quanh mặt trời. - Quan sát hiện tượng nhật thực: Trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng, mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất. - Hiện tượng nguyệt thực: mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng, trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng. |
C-D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Luyện tập khi gõ phím
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Thực hiện được cách đặt tay và gõ phím
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm ?
Câu 2: Thế nào là hiện tượng nhật thực? Hiện tượng nguyệt thực?
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………