Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…./….
BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được thế nào là tệp tin.
- HS hiểu được thư mục là gì, cây thư mục, thư mục mẹ, thư mục con, thư mục gốc.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Năng lực chuyên biệt : Nhận biết được tệp tin và cách tổ chức thư mục trong máy tính.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu..
2. HS: Đồ dùng học tập, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới về tổ chức thông tin trong máy tính.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe, thực hiện, trao đổi.
c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về tệp tin, cây thư mục.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày: Tiết trước ta đã được học về hệ điều hành là gì, hệ điều hành làm những việc gì, bài học hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu tệp tin là gì, cách tổ chức thông tin trong máy tính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tệp tin
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về tệp tin
b. Nội dung: Quan sát, làm bài tập, trao đổi nhóm.
c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về tệp tin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Tệp tin là gì? + Ta dùng cái gì để phân biệt các tệp tin? + Các tệp tin trên đĩa có thể là gì. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS: Thảo luận nhóm trả lời + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Thực hành, trao đổi, trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét. |
1. Tệp tin. - Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. - Tệp tin có thể rất nhỏ hoặc có thể rất lớn. - Các loại tệp tin trên đĩa: + Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh... + Các tệp văn bản: sách, tài liệu... + Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát... + Các tệp chương trình: Mario, Paint... - Dùng tên tệp để phân biệt các tệp tin với nhau. - Tên tệp gồm 2 phần: + Phần tên. + Phần mở rộng: thường dùng để nhận biết kiểu tệp tin. VD: Toán6.txt.
|
Hoạt động 2: Thư mục
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về thư mục
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính, HS quan sát, làm bài tập, trao đổi nhóm.
c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về thư mục.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Hệ điều hành trong máy tính dùng để làm gì ? + Nhiệm vụ chính của Hệ điều hành là gì ? + Hệ điều hành có vai trò như thế nào đối với máy tính? + Nếu máy tính không có hệ điều hành điều khiển thì chuyện gì sẽ xảy ra? + Hãy phân biệt thế nào là thư mục mẹ? Thế nào là thư mục con. + Tên các tệp trong thư mục, và tên các thư mục con trong cùng một thư mục có được đặt giống nhau không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS: Thảo luận nhóm trả lời + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Thực hành, trao đổi, trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét. |
2. Thư mục. - Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. - Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc các thư mục con. - Thư mục được tổ chức phân cấp, các thư mục có thể lồng nhau. Cách tổ chức này có tên gọi là tổ chức cây. - Ta dùng tên để phân biệt các thư mục với nhau. - Một thư mục chứa các thư mục con bên trong ta gọi thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư mục con. - Thư mục ngoài cùng không có thư mục mẹ được gọi là thư mục gốc. - Thư mục gốc là thư mục được tạo ra đầu tiên trong đĩa cứng. - Tên các tệp tin trong cùng 1 thư mục phải khác nhau. |
C-D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Luyện tập khi gõ phím
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Thực hiện được cách đặt tay và gõ phím
d. Tổ chức thực hiện:
- GV Chiếu một số câu hỏi cho HS các nhóm trả lời.
Câu 1: Nhắc lại quy cách đặt tên tệp và tên thư mục.
Câu 2: Phân biệt được thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con.
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………