Câu 1: Sục khí SO$_{2}$ dư vào dung dịch Brom :
- A. Dung dịch vẫn có màu nâu
- B. Dung dịch bị vẩn đục
-
C. Dung dịch mất màu
- D. Dung dịch chuyển màu vàng
Câu 2: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
-
A. Mg
- B. CaCO3
- C. MgCO3
- D. Na2SO3
Câu 3: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
- A. 0,25M.
- B. 0,5M
-
C. 1M.
- D. 2M.
Câu 4: Cho các oxit : Na2O , CO , CaO , P2O5 , SO2 . Có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau ?
- A. 2
- B. 3
-
C. 4
- D. 5
Câu 5: Để nhận biết gốc sunfat (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
-
A. BaCl2
- B. NaCl.
- C. CaCl2
- D. MgCl2.
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:
- A. 6,4 g
- B. 9,6 g
-
C. 12,8 g
- D. 16 g
Câu 7: Cho 2,64 gam $CO_{2}$ vào dung dịch $Ca(OH)_{2}$ dư. Khối lượng muối $CaCO_{3}$ tạo thành là:
- A. 3 gam
- B. 4 gam
- C. 5 gam
-
D. 6 gam
Câu 8: Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là:
- A. Al2O3, CuO.
-
B. Na2O, K2O.
- C. ZnO, MgO.
- D. K2O, Fe2O3.
Câu 9: Cho dung dịch axit sunfuric lo. ãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
- A. Khí hiđro
- B. Khí oxi
- C. Khí lưu huỳnhđioxit
-
D. Khí hiđro sunfua
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm KCl và NaCl hòa tan vào nước. Sau đó cho tác dụng với dung dịch $AgNO_{3}$, thu được kết tủa trắng, sấy khô kết tủa đến khối lượng không đổi cân nặng 0,717g. Thàng phần phần trăm về khối lượng trong hỗn hợp ban đầu là:
-
A. 55% và 45%
-
B. 54,15% và 45,85%
- C. 40% và 60%
- D. 70% và 30%
Câu 11: Cho 140 kg vôi sống có thành phần chính là $CaO$ tác dụng với nước thu được $Ca(OH)_{2}$.Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước.Vậy lượng $Ca(OH)_{2}$ thu được là:
- A. 144 kg
- B. 147 kg
-
C. 148 kg
- D. 140 kg
Câu 12: Nhóm chất tác dụng với dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4 loãng là:
- A. CuO, BaCl2, ZnO
-
B. CuO, Zn, ZnO
- C. CuO, BaCl2, Zn
- D. BaCl2, Zn, ZnO
Câu 13: Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
- A.Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3
- B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2
-
C.Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
- D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH
Câu 14: Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg.
Kết luận nào sau đây sai?
- A. Kim loại không tác dụng được với $H_{2}SO_{4}$ đặc nguội là Al, Fe
-
B. Kim loại tác dụng được với dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, HCl: Cu, Ag
- C. Kim loại tác dụng được với dung dịch $NaOH$ là: Al
- D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường là: Fe, Cu, Ag, Mg. Al
Câu 15: Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng. Vì :
- A. phản ứng không xảy ra.
- B. nhôm là kim loại có tính khử mạnh.
- C. chất béo phản ứng được với nhôm.
-
D. nhôm sẽ bị phá hủy trong dung dịch kiềm.
Câu 16: Để thu được một tấn thép chứa 98% Fe cần dùng 2,305 tấn quặng hemantit nâu $(Fe_{2}O_{3}.2H_{2}O)$. Hiệu suất quá trình sản xuất là:
- A. 70%
- B. 85%
-
C. 93%
- D. 90%
Câu 17: Khi để một số hóa chất để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại, sau một thời gian thì thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất đó có thể là chất nào sau đây?
- A. Ancol etylic
- B. Nước cất
- C. Dầu hỏa
-
D. Axit clohidric
Câu 18: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ
- A. giảm
- B. không đổi
-
C. tăng
- D. ban đầu tăng sau đó giảm xuống
Câu 19: Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:
- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 1: Kim loại Z đẩy kim loại T ra khỏi muối.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học tăng dần)
- A. X, Y, Z, T
- B, X, Z, Y, T
- C. Z, T, Y, X
-
D, T, Z, Y, X
Câu 20: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau);
- A. Dùng nước vôi trong dư
- B. Dùng nước vôi trong dư, dùng quỳ tím ấm
-
C. Dùng tàn đom đóm, dùng quỳ tím ẩm
- D. Dùng quỳ tím ẩm, dùng nước vôi trong
Câu 21: Hoà tan khí Cl$_{2}$ vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?
- A. KCl, KClO$_{3}$, Cl$_{2}$.
-
B. KCl, KClO$_{3}$, KOH, H$_{2}$O.
- C. KCl, KClO, KOH, H$_{2}$O.
- D. KCl, KClO$_{3}$.
Câu 22: Dãy các chất phản ứng với dung dịch NaOH là
- A. $CH_{3}COOH$, $(C_{6}H_{10}O_{5})_{n}$
- B. $CH_{3}COOC_{2}H_{5}$, $C_{2}H_{5}OH$
- C. $CH_{3}COOH$, $C_{6}H_{12}O_{6}$
-
D. $CH_{3}COOH$, $CH_{3}COOC_{2}H_{5}$
Câu 23: Cho natri tác dụng với rượu etylic, chất tạo thành là
-
A. $H_{2}$, $CH_{3}CH_{2}ONa$
- B. $H_{2}$, $NaOH$
- C. $NaOH$, $H_{2}O$
- D. $CH_{3}CH_{2}ONa$, $NaOH$
Câu 24: Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch $AgNO_{3}$ trong $NH_{3}$ có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy của dãy nào sau đây?
- A. axit axetic, glucozo, saccarozo
- B. xenlulozo, rượu etylic, saccarozo
-
C. hồ tinh bột, rượu etylic, glucozo
- D. benzene, rượu etylic, glucozo
Câu 25: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần
- A. Br, Cl, F, I.
-
B. I, Br, Cl, F.
- C. F, Br, I, Cl.
- D. F, Cl, Br, I.
Câu 26: Đốt cháy 11,2 lít CO (đktc). Thể tích không khí cần cho phản ứng trên là
- A. 21,4 lít.
- B. 24 lít.
- C. 26 lít.
-
D. 28 lít.
Câu 27: Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 21,2 gam $Na_{2}CO_{3}$ tác dụng vừa đủ với dung dịch $Ba(OH)_{2}$ là:
- A. 3,94 gam.
-
B. 39,4 gam.
- C. 25,7 gam.
- D. 51,4 gam.
- A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.
- B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
-
C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.
- D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 29: Một hợp chất rượu có công thức $C_{3}H_{7}OH$. Số công thức cấu tạo của rượu trên là bao nhiêu ?
- A. 4
- B. 5
- C. 3
-
D. 2
Câu 30: Chất có phần trăm khối lượng cacbon lớn nhất là
-
A. $CH_{4}$.
- B. $CH_{3}Cl$.
- C. $CH_{2}Cl_{2}$.
- D. $CHCl_{3}$
Câu 31: Tỉ khối hơi của khí A đối với $CH_{4}$ là 1,75 thì khối lượng phân tử của A là
- A. 20đvC.
- B. 24đvC.
- C. 29đvC.
-
D. 28đvC
Câu 32: Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là
-
A. metan.
- B. benzen.
- C. etilen.
- D. axetilen
Câu 33: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng
-
A. dung dịch nước brom dư.
- B. dung dịch NaOH dư.
- C. dung dịch $AgNO_{3}/NH_{3}$ dư.
- D. dung dịch nước vôi trong dư
Câu 34: Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng
- A. nước.
- B. khí hiđro.
-
C. dung dịch brom.
- D. khí oxi.
Câu 35: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là.
- A. 11,2 lít.
- B. 4,48 lít.
- C. 33,6 lít.
-
D. 22,4 lít.
Câu 36: Thểtích không khí (chứa 20% thể tích oxi) đo ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan là
- A. 8,96 lít.
- B. 22,4 lít.
-
C. 44,8 lít.
- D. 17,92 lít.
Câu 37: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
- A. một liên kết đơn.
-
B. một liên kết đôi.
- C. hai liên kết đôi.
- D. một liên kết ba.
Câu 38: Khí X có tỉ khối so với không khí là 0,966. Khí X là
- A. metan.
- B. etan.
-
C. etilen.
- D. axetilen
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen ở đktc. Thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng ở đktc là (biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí)
- A. 11,2 lít; 56 lít.
-
B. 16,8 lít; 84 lít.
- C. 22,4 lít; 112 lít.
- D. 33,6 lít; 68 lít.
Câu 40: Khối lượng dung dịch brom 5% cần dùng để tác dụng hết 5,6 lít hỗn hợp gồm 40% $C_{2}H_{4}$ và 60% $C_{2}H_{2}$ (ởđktc) là
- A. 640 gam.
- B. 800 gam.
-
C. 1280 gam.
- D. 400 gam.