Câu 1: Lưu huỳnh trioxit $(SO_{3})$ tác dụng được với:
- A. Nước, sản phẩm là bazơ.
- B. Axit, sản phẩm là bazơ.
-
C. Nước, sản phẩm là axit
- D. Bazơ, sản phẩm là axit.
Câu 2: Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng:
- A. HCl
- B. NaOH
- C. HNO3
-
D. Quỳ tím ẩm
Câu 3: Dung dịch được tạo thành từ lưu huỳnh đioxit với nước có :
- A. pH = 7
- B. pH > 7
-
C. pH< 7
- D. pH = 8
Câu 4: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:
- A. Cu , Ca
-
B. Pb , Cu .
- C. Pb , Ca
- D. Ag , Cu
Câu 5: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây ?
- A. Na2SO4, KCl.
- B. HCl, Na2SO4.
- C. H2SO4, BaCl2.
-
D. AgNO3, HCl.
Câu 6: Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?
- A. Cho dd Ca(OH)2 phản ứng với SO2
- B. Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4
- C. Cho dd Cu(OH)2 phản ứng với HCl
-
D. Nung nóng Cu(OH)2
Câu 7: Cho 56kg vôi sống ( thành phần chính là CaO) chứa 10% tạp chất tác dụng với nước dư thì thu được khối lượng vôi tôi $Ca(OH)_{2}$ là bao nhiêu?
- A. 64,6kg
- B. 65,6kg
-
C. 66,6kg
- D. 67,6kg
Câu 8: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
- A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
-
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
- C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
- D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Câu 9: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
- A. Có kết tủa trắng xanh.
- B. Có khí thoát ra.
-
C. Có kết tủa đỏ nâu.
- D. Kết tủa màu trắng.
Câu 10: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn $Na_{2}SO_{4}$ ta dùng:
-
A. Dung dịch $AgNO_{3}$.
-
B. Dung dịch HCl.
-
C. Dung dịch BaCl2.
-
D. Dung dịch $Pb(NO_{3})_{2}$.
Câu 11: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dụa vào:
- A. % khối lượng NO có trong phân
- B. % khối lượng $HNO_{3}$ có trong phân
-
C. % khối lượng N có trong phân
- D. % khối lượng $NH_{3}$ có trong phân
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Tất cả các muối cabonat đều tan
-
B. Tất cả các muối của kim loại K, Na đều tan
- C. Tất cả các muối của kim loại Cu, Ag đều tan
- D. Tất cả các muối sunfat đều không tan
Câu 13: Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là:
-
A. 2,24 lít
- B. 3,36 lít
- C. 1,12 lítD. 4,48 lít
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là:
- A. CaCO3.
- B. Ca(HCO3)2
-
C. CaCO3 và Ca(HCO3)2
- D. CaCO3 và CaHCO3.
Câu 15: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4 , có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại
- A. Zn
-
B. Mg
- C. Fe
- D. Cu
Câu 16: Nhôm bền trong không khí là do
- A . nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
- B . nhôm không tác dụng với nước .
- C . nhôm không tác dụng với oxi .
-
D . có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .
Câu 17: Cho 12gam oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khi cacbon oxit thì thu được 22,4 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt là công thức nào sau đây?
- A. $FeO$
-
B. $Fe_{2}O_{3}$
- C. $Fe_{3}O_{4}$
- D. $FeO$ hoặc $Fe_{2}O_{3}$
Câu 18: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
- A. Từ 2% đến 6%
- B. Dưới 2%
-
C. Từ 2% đến 5%
- D. Trên 6%
Câu 19: Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Để hạn chế sự phá hủy này người ta thường sử dụng những biện pháp nào trong những biện pháp được đề ra dưới đây?
1. Chế tạo hợp kim gang.
2. Chế tạo hợp kim thép không gỉ.
3. Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm.
4. Phủ một lớp sơn chống gỉ lên bề mặt sắt.
5. Bôi lên bề mặt một lớp dầu, mỡ.
- A. 1, 2, 3, 4, 5
- B. 1, 2, 3
-
C. 2, 3, 4, 5
- D. 3, 4, 5
Câu 20: Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là :
-
A. SO2 , H2O, CO2 , P2O5
- B. SO3 , H2O, CO2 , P2O5
- C. SO2 , H2O, CO , P2O5
- D. SO3 , H2O, CO , P2O5
Câu 21: Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là
-
A. 6,72 lít.
- B. 13,44 lít.
- C. 4,48 lít.
- D. 2,24 lít.
Câu 22: Cặp chất nào sau đây tồn tại được trong cùng một dung dịch?
- A. $K_{2}CO_{3}$ và $HCl$
- B. $NaNO_{3}$ và $KHCO_{3}$
-
C. $K_{2}CO_{3}$ và $Ca(OH)_{2}$
- D. $KHCO_{3}$ và $NaOH$
Câu 23: Cho axetilen vào bình dung dịch brom dư. Khối lượng bình tăng lên a gam, a là khối lượng của
- A. dung dịch brom
- B. khối lượng brom
-
C. axetilen
- D. brom và khí axetilen
Câu 24: Một loại rượu etylic có độ rượu 15°, thể tích C2H5OH chứa trong 1 lít rượu đó là
- A. 850 ml
-
B. 150 ml
- C. 300 ml
- D. 450 ml
Câu 25: Độ tan của chất khí tăng nếu
- A. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.
- B. tăng nhiệt độ, giảm áp suất.
-
C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất.
- D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.
Câu 26: R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố :
- A. C.
- B. N.
- C. P.
-
D. S.
Câu 27: Dẫn 1,12 lít hỗn hợp khí gồm CO, $H_{2}$ vừa đủ qua bột đồng (II) oxit nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng đồng thu được sau phản ứng là
- A. 2,0 gam.
- B. 1,2 gam.
-
C. 3,2 gam.
- D. 4,2 gam.
Câu 28: Có 3 lọ đựng 3 hóa chất: $Cu(OH)_{2}$, $BaCl_{2}$, $KHCO_{3}$ để nhận biết 3 lọ trên cần dùng hóa chất nào ?
- A. $NaCl$.
- B. $NaOH$.
-
C. $H_{2}SO_{4}$.
- D. $CaCl_{2}$.
Câu 29: Cho 38,2 gam hỗn hợp $Na_{2}CO_{3}$ và $K_{2}CO_{3}$ vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong lấy dư thu được 30 gam kết tủa. Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là
- A. 10 gam và 28,2 gam.
- B. 11 gam và 27,2 gam.
-
C. 10,6 gam và 27,6 gam.
- D. 12 gam và 26,2 gam.
Câu 30: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng ?
-
A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.
- B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.
- C. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.
- D. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.
Câu 31: Một oxit có tỉ khối hơi so với oxi là 2. Trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Công thức của oxit đó là
- A. $CO$.
- B. $CO_{2}$.
-
C. $SO_{2}$.
- D. $NO_{2}$.
Câu 32: Số liên kết đơn trong phân tử $C_{4}H_{10}$ là
- A. 10.
-
B. 13.
- C. 14.
- D. 12.
Câu 33: Trong công thức nào sau đây có chứa liên kết ba ?
- A. $C_{2}H_{4}$(etilen).
- B. $CH_{4}$(metan).
-
C. $C_{2}H_{2}$(axetilen).
- D. $C_{6}H_{6}$(benzen)
Câu 34: Tính chất vật lí cơ bản của metan là
- A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
- B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
- C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
-
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹhơn không khí, ít tan trong nước
Câu 35: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong $CH_{4}$ lần lượt là
- A. 50% và 50%.
-
B. 75% và 25%.
- C. 80% và 20%.
- D. 40% và 60%.
Câu 36: Thể tích không khí ($V_{KK}= 5V_{O2}$) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí etilen ở đktc là
- A. 12 lít.
- B. 13 lít.
- C. 14 lít.
-
D. 15 lít
Câu 37: Công thức cấu tạo của rượu etylic là
- A. $CH_{2}–CH_{3}–OH$.
- B. $CH_{3}–O –CH_{3}$.
- C. $CH_{2}–CH_{2}–OH_{2}$.
-
D. $CH_{3}–CH_{2}–OH$.
Câu 38: Muốn điều chế100 ml rượu etylic $65^{0}$ ta dùng
- A. 100 ml nước hòa với có 65 ml rượu nguyên chất.
- B. 100 ml rượu etylic nguyên chất có 65 ml nước.
-
C. 65 ml rượu etylic nguyên chất hòa với 35 ml nước.
- D. 35 ml rượu nguyên chất với 65 ml nước.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch $CH_{3}COOH$. Thể tích khí $H_{2}$ thoát ra ( đktc) là
- A. 0,56 lít.
- B. 1,12 lít.
-
C. 2,24 lít.
- D. 3,36 lít
Câu 40: Cho 6,4 gam đất đèn chứa 80% $CaC_{2}$ vào nước dư. Thể tích khí thu được (ở đktc) là
- A. 0,896 lít.
- B. 1,12 lít.
-
C. 1,792 lít.
- D. 2,24 lít