Trắc nghiệm địa lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P5)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.
  • B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.
  • C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
  • D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước

Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc?

  • A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • B. hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
  • C. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
  • D. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. 

Câu 3: Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Đất mặn.
  • B. Đất phèn.
  • C. Đất phù sa ngọt
  • D. Đất feralit.

Câu 4: Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là

  • A. Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.
  • B. Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.
  • C. Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục
  • D. Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. 

Câu 5: Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là

  • A. là vùng đông dân.
  • B. mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • C. người dân năng động, sáng tạo.
  • D. có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Câu 6: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. cơ sở hạ tầng yếu kém.
  • B. mật độ dân cư thấp.
  • C. tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
  • D. thường xuyên xảy ra thiên tai.  

Câu 7: Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Đường ô tô.
  • B. Đường thủy
  • C. Đường hàng không.
  • D. Đường biển.

Câu 8: Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm muối chủ yếu vì

  • A. biển có độ mặn cao nhất cả nước.
  • B. lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.
  • C. khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa rất thấp, ít cửa sông.
  • D. nhu cầu tiêu thụ muối lớn cho chế biến thủy sản đông lạnh.

Câu 9: Khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến đầu ra của sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A. giao thông vận tải chưa phát triển.
  • B. chất lượng các mặt hàng nông sản còn kém.
  • C. sự biến động của giá nông sản.
  • D. thị trường tiêu thụ còn hạn chế

Câu 10: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm công nghiệp của Tây Nguyên?

  • A. Chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu GDP.
  • B. Đang chuyển biến theo hướng tích cực.
  • C. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản phát triển khá nhanh.
  • D. Các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai.  

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

  • A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
  • B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
  • C. Dân cư đông, mật độ dân số cao
  • D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp

Câu 12: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là

  • A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.
  • B. dầu khí, phân bón, năng lượng.
  • C. chế biến lương thực, cơ khí.
  • D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao. 

Câu 13: Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do?

  • A. sản lượng lương thực ít.
  • B. năng suất lúa thấp.
  • C. dân số quá đông.
  • D. diện tích lúa bị thu hẹp.  

Câu 14: Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây không phải vì

  • A. Có ưu điểm chuyên chở được hàng nặng trên quãng đường xa, giá cả hợp lí.
  • B. Vận tải biển tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.
  • C. Phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế
  • D. Không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao. 

Câu 15: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  • A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
  • B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
  • C. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
  • D. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy

Câu 16: Ngành kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển nhất ở vùng biển và ven biển đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đánh bắt thủy sản.
  • B. Nuôi trồng thủy sản.
  • C. Khai thác khoáng sản biển.
  • D. Phát triển du lịch.

Câu 17: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.
  • B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. 
  • C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.
  • D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển

Câu 18: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

  • A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
  • B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
  • D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn. 

Câu 19: Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng 

  • A. Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.
  • B. Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.
  • C. Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.
  • D. Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng 

Câu 20: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là

  • A. Là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.
  • B. Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.
  • C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.
  • D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.