Câu 1: Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện bình quân sản lượng lương thực theo đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước giai đoạn 1995 - 2014
Nhận xét nào sau đây không đúng:
- A. Bình quân lương thực đầu người của Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn cả nước.
-
B. Bình quân lương thực đầu người của Bắc Trung Bộ tăng lên nhưng còn biến động.
- C. Bình quân lương thực đầu người của cả nước tăng liên tục.
- D. Bắc Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng bình quân lương thực đầu người cao hơn cả nước.
Câu 2: Ý nghĩa của các tuyến đường ngang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ không phải là
- A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây.
- B. Hình thành mạng lưới đô thị mới.
- C. Tăng cường giao lưu với các nước láng giềng.
-
D. Tăng cường vai trò trung chuyển của vùng đối với hai miền nam – bắc.
Câu 3: Việc trồng rừng ở vùng gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ không thể hiện vai trò nào sau đây?
- A. Phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở đất.
-
B. Nuôi trồng thủy sản.
- C. Đem lại thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
- D. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
Câu 4: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
- A. Các bãi triều, đầm phá ven biển.
-
B. Các bãi tôm, bãi cá lớn.
- C. Nhiều sông ngòi, ao hồ.
- D. Các cánh rừng ngập mặn ven biển.
Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp của Bắc Trung Bộ?
- A. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
-
B. Đã khai thác có hiệu quả các tiềm lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp.
- C. Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- D. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ đang được cải thiện.
Câu 6: Hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của Bắc Trung Bộ là thành phố
- A. Thanh Hóa.
- B. Huế.
-
C. Vinh.
- D. Đà Nẵng.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây
- A. Thanh Hóa, Nghệ An.
- B. Quảng Bình, Quảng Trị.
- C.Nghệ An, Hà Tĩnh.
-
D. Nghệ An, Quảng Trị.
Câu 8: Thế mạnh phát triển ngành trồng trọt ở vùng gò đồi phía tây của Bắc Trung Bộ là
-
A. cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
- B. cây công nghiệp hằng năm và lúa.
- C. cây công nghiệp lâu năm và hoa màu.
- D. cây ăn quả và cây công nghiệp hằng năm.
Câu 9: Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là
- A. mía, đỗ tương.
-
B. lạc, vừng.
- C. bông, đay.
- D. đay, thuốc lá.
Câu 10: Khu vực sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển
-
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- B. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
Câu 11: Ở Bắc Trung Bộ, mô hình nông lâm kết hợp đang được triển khai ở đâu?
- A. Vùng ven biển.
- B. Triển khai trên toàn vùng.
- B. Các khu vực thường xuyên có thiên tai.
-
C. Vùng núi, gò đồi phía tây.
Câu 12: Các dự án nào đang triển khai để giảm nhẹ tác hại của thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ?
-
A. Trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước.
- B. Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn.
- C. Xây hồ chứa nước, cải tạo đất mặn.
- D. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 13: Nông sản nào không được sản xuất với khối lượng lớn ở vùng Bắc Trung Bộ ?
-
A. Chè.
- B. Hồ tiêu.
- C. Mía.
- D. Lạc.
Câu 14: Trung tâm công nghiệp nào ở Bắc Trung Bộ có chức năng chính là du lịch?
-
A. Huế.
- B. Vinh.
- C. Đông Hà.
- D. Thanh Hoá.
Câu 15: Nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là dải đồng bằng ven biển
- A. Phú - Khánh.
-
B. Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- C. Nam - Ngãi - Định.
- D. Bình - Trị - Thiên.
Câu 16: Những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng Bắc Trung Bộ là
- A. điện tử và chế biến lương thực thực phẩm.
-
B. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- C. chế biến lâm sản và hóa chất.
- D. luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 17: Di sản văn hóa phi vật thể của vùng Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là gì?
- A. Đờn ca tài tử.
- B. Hát xoan.
-
C. Nhã nhạc cung đình Huế.
- D. Ca trù.
Câu 18: Thế mạnh trong việc phát triển ngành trồng trọt ở vùng gò đối phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ là cây
- A. công nghiệp lâu năm và hoa màu.
-
B. ăn quả, công nghiệp lâu năm.
- C. ăn quả và công nghiệp hàng năm.
- D. công nghiệp hàng năm, lúa.
Câu 19: Vì sao ngành chăn nuôi trâu bò khá phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Địa hình bán bình nguyên thuận lợi chăn nuôi trâu bò.
- B. Nhu cầu sức kéo của các dân tộc trong vùng rất lớn.
-
C. Vùng núi, gồ đồi phía tây chiếm diện tích khá rộng thuận lợi cho chăn thả.
- D. Có nhiều trảng cỏ ở vùng đất cát pha ven biển.
Câu 20: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần làm gì?
- A. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.
- B. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng.
-
C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió Tây khô nóng.
- D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 21: Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay ở Bắc Trung Bộ đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp, vì
-
A. Tỉ trọng công nghiệp của vùng còn nhỏ bé, trong khi nông nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển.
- B. Vùng chỉ có thế mạnh để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.
- C. Đây là hướng phát triển phù hợp với chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta.
- D. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp góp phần thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 22: Bắc Trung Bộ không có ví trí:
- A.Cầu nối giữa kinh tế miền Nam – Bắc đất nước.
- B.Trung Lào ra biển Đông và ngược lại.
- C.Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại.
-
D.Là vùng có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.
Câu 23: Khó khăn không phải trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ là:
- A.Đồng bằng hẹp
- B.Đất đai kém màu mỡ
- C.Nhiều thiên tai
-
D.Người dân có kinh nghiệm sản xuất