Câu 1: Nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
-
A. mùa khô kéo dài sâu sắc, nhiều vùng thấp bị ngập úng vào mùa mưa.
- B. chủ yếu là đất xám phù sa cổ, độ phì kém và khó giữ nước.
- C. các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.
- D. mạng lưới sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ ít nước.
Câu 2: Về mối liên hệ giữa việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển Đông của Đông Nam Bộ, cần chú ý
-
A. Tránh rò rỉ, tràn dầu làm ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến ngành thủy sản.
- B. Đầu tư phương tiện kĩ thuật khai thác hiện đại, tàu thuyền có công suất lớn.
- C. Khai thác hợp lí, tránh làm cạn kiệt tài nguyên.
- D. Gắn khai thác với chế biến đề mang lại giá trị xuất khẩu cao.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ
- A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh.
- B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
-
C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối.
- D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển.
Câu 4: Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là
-
A. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.
- B. tăng sản lượng khỗ khai thác.
- C. phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy.
- D. tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ.
Câu 5: Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi
- A. nửa chuồng trại.
- B. truồng trại.
-
C. công nghiệp.
- D. bán thâm canh.
Câu 6: Nhóm cây trồng đóng vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
-
A. cây công nghiệp lâu năm.
- B. cây lương thực.
- C. cây công nghiệp ngắn ngày.
- D. cây hoa quả.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
- A. Bà Rịa.
- B. Thủ Đức.
- C. Cà Mau.
-
D. Phú Mỹ.
Câu 8: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là
- A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.
- B. dầu khí, phân bón, năng lượng.
- C. chế biến lương thực, cơ khí.
-
D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 9: Đâu là các địa điểm du lịch của vùng Đông Nam Bộ hiện nay?
- A. Khám Chí Hòa, nhà tù Côn Đảo, Trại Giam Phú Thọ.
- B. Nhà thờ Đức Bà, phi cảng Tân Sơn Nhất, Tòa thánh Cao Đài.
-
C. Bến cảng Nhà Rồng, nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi.
- D. Bến cảng Nhà Rồng, Đầm Long, Tam Đảo.
Câu 10: Chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội nào của vùng Đông Nam Bộ còn thấp hơn mức trung bình cả nước?
-
A. Tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị.
- B. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
- C. Mật độ dân số.
- D. Tuổi thọ trung bình.
Câu 11: Dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Nhiều lao động lành nghề.
- B. Nguồn lao động dồi dào.
- C. Nhập cư ồ ạt làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
-
D. Dân cư khá thưa thớt ở các tỉnh ven biển.
Câu 12: Công nghiệp vùng Đông Nam Bộ ngày nay có đặc điểm là
- A. cơ cấu đa dạng, nhưng chủ yếu là công nghiệp nặng.
- B. cơ cấu đa dạng, nhưng chủ yếu là công nghiệp nhẹ.
-
C. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
- D. chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu GDP của vùng.
Câu 13: Thế mạnh khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản ở Đông Nam Bộ không phải dựa trên điều kiện tự nhiên nào?
- A. Hải sản phong phú.
-
B. Biển sát đường hàng hải quốc tế.
- C. Thềm lục địa nông, giàu dầu khí.
- D. Biển ấm ngư trường rộng.
Câu 14: Các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và
- A. Tây Ninh.
- B. Thủ Dầu Một.
- C. Đồng Nai.
-
D. Vũng Tàu.
Câu 15: Khu công nghiệp Biên Hòa thuộc tỉnh
- A. Bà Rịa - Vũng Tàu.
- B. Bình Dương.
- C. Tây Ninh.
-
D. Đồng Nai.
Câu 16: Các nhà máy thủy điện của vùng Đông Nam Bộ là
- A. Đa Nhim, Thác Bà, Trị An.
-
B. Thác Mơ, Trị An, Cần Đơn.
- C. Hàm Thuận, Trị An, Thác Bà.
- D. Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ.
Câu 17: Cây điều của vùng Đông Nam Bộ phân bố chủ yếu ở các tỉnh
- A. Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh.
- B. Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước.
-
C. Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.
- D. Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Câu 18: Ngành công nghiệp nào chủ yếu sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn của vùng Đông Nam Bộ ?
- A. Luyện kim.
- B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
-
C. Năng lượng.
- D. Chế biến thực phẩm.
Câu 19: Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là
- A. Tây Nguyên.
-
B. Đông Nam Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 20: Ô nhiễm môi trường ở Đông Nam Bộ chủ yếu do
-
A. chất thải công nghiệp và đô thị.
- B. hoạt động của ngành du lịch.
- C. tốc độ đô thị hóa quá nhanh.
- D. dân số đông, tăng nhanh.
Câu 21: Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước, chủ yếu là do
-
A. vùng phát triển rất năng động.
- B. vị trí thuận lợi giao lưu với nước ngoài.
- C. tài nguyên thiên nhiên giàu có.
- D. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 22: Cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ không phải do ở đây có
- A. độ cao phù hợp (dưới 600 m)
- B. đất giàu dinh dưỡng, độ ẩm thích hợp (60 - 70%).
-
C. đầy đủ ba đai cao.
- D. nhiệt độ thích hợp (25 - 300C).
Câu 23: Diện tích các cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt là :
-
A. cao su, điều, cà phê, hồ tiêu.
- B. hồ tiêu, điều, cao su, cà phê.
- C. điều, cao su, hồ tiêu, cà phê.
- D. cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
Câu 24: Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng :
- A. 40%.
- B. 70%.
- C. 60%.
-
D. 50%.
Câu 25: Trong vùng Đông Nam Bộ, trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí là
-
A. Bà Rịa - Vũng Tàu
- B. Biên hòa
- C. Đồng Nai