Trắc nghiệm địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A. Vấn đề quản lí hành chính quá tải, không thể phát triển thêm sản xuất công nghiệp.
  • B. Cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên các vùng trung tâm đã cạn kiệt.
  • D. Phân tán một phần dân cư đô thị ra các vùng xung quanh, giảm sức ép của đô thị hóa.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước =100%)

Nhận xét không đúng về một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước là:

  • A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên.
  • B. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước và giảm nhẹ.
  • C. Số lượng hành khách vận chuyển của vùng chiếm gần 1/3 cả nước và giảm nhẹ.
  • D. Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tỉ trọng khá lớn, nhìn chung có xu hướng giảm.

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 là

  • A. Biểu đồ đường.
  • B. Biểu đồ miền.
  • C. Biểu đồ tròn.
  • D. Biểu đồ cột chồng

Câu 4: Nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông là

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhà hàng khách sạn.
  • B. Chính sách bảo hiểm du lịch cao và đảm bảo; không khí trong lành.
  • C. Vị trí nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á.
  • D. Đội ngũ lao động ngành du lịch có trình độ cao, hệ thống tiếp thị tốt.

Câu 5: Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.
  • B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.
  • C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
  • D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.

Câu 6: Đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ là

  • A. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quốc tế.
  • B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.
  • C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D. Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp.

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

  • A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
  • B. hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
  • C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.
  • D. dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 8: Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là

  • A. Công nghiệp dầu khí.
  • B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Công nghiệp chế biến lâm sản.

Câu 9: Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
  • B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai.
  • D. TP. Hồ CHí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Câu 10 Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là

  • A. Vũng Tàu.
  • B. Hà Nội.
  • C. TP. Hồ Chí Minh.
  • D. Hải Phòng.

Câu 11: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất là

  • A. đồ gỗ.
  • B. dầu thô.
  • C. thực phẩm chế biến.
  • D. hàng may mặc.

Câu 12: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là

  • A. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng may mặc.
  • B. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
  • C. vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.
  • D. dầu thô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.

Câu 13: Đông Nam Bộ có nền kinh tế

  • A. trì trệ.
  • B. chậm phát triển.
  • C. đang phát triển.
  • D. năng động.

Câu 14: Sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ còn gặp khó khăn nào ?

  •  A. Nghèo một số tài nguyên.
  •  B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu.
  •  C. Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật.
  •  D. Cở sở hạ tầng còn quá yếu kém

Câu 15: Ngành nào dưới đây của Đông Nam Bộ chiếm giá trị sản lượng cao nhất so với các vùng khác ?

  •  A. Khai thác nhiên liệu.
  •  B. Dệt may.
  •  C. Cơ khí điện tử.
  •  D. Chế biến thực phẩm.

Câu 16: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ?

  • A. Tây Ninh.
  • B. Long An.
  • C. Bến Tre.
  • D. Bình Phước.

Câu 17: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đông Nam Bộ không phải là 

  • A. dầu thô.
  • B. máy móc thiết bị.
  • C. hàng may mặc, giày dép.
  • D. thực phẩm chế biến.

Câu 18: Trung tâm kinh tế ở Đông Nam Bộ không phải là 

  • A. Bình Dương.
  • B. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Biên Hòa.
  • D. Vũng Tàu.

Câu 19: Đâu không phải là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ?

  • A. Máy móc thiết bị.
  • B. Hàng tiêu dùng cao cấp.
  • C. Nguyên liệu cho sản xuất.
  • D. Hàng may mặc.

Câu 20: Đâu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ?

  • A. Hàng tiêu dùng cao cấp.
  • B. Thực phẩm chế biến.
  • C. Nguyên liệu cho sản xuất.
  • D. Máy móc thiết bị.

Câu 21: Đâu là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước?

  • A. Hà Nội.
  • B. Huế.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 22: Cảng biển nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Cam Ranh.
  • C. Nhà Bè.
  • D. Hải Phòng.

Câu 23: Côn Đảo trực thuộc

  • A. Trung Ương quản lý.
  • B. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • C. Tỉnh khánh Hòa.
  • D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 24: Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh:

  • A. Kiên Giang.
  • B. An Giang.
  • C. Cà Mau.
  • D. Bạc Liêu.

Câu 25: Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hòa, .......................... là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

  • A. Tây Ninh
  • B. Bình Dương
  • C. Vũng Tàu

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.