Câu 1: Vai trò chính của rừng đặc dụng nước ta là
- A. Phòng chống bão, lũ.
- B. Khai thác gỗ.
- C. Chống cát bay.
-
D. Bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 2: Trong ngành thủy sản, Cà Mau, An Giang, Bến Tre là 3 tỉnh
-
A. có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất nước ta.
- B. có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất nước ta.
- C. có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp nhất nước ta.
- D. có sản lượng thủy sản khai thác thấp nhất nước ta.
Câu 3: Rừng phòng hộ có chức năng gì?
- A. Bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất.
- B. Bảo vệ các giống loài quý hiếm, phòng chống thiên tai.
- C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ môi trường.
-
D. Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường
Câu 4: Theo hình thức sử dụng, nước ta có các loại rừng nào?
-
A. Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng.
- B. Sản xuất, phòng hộ, trồng mới.
- C. Sản xuất, đặc dụng, tự nhiên.
- D. Sản xuất, phòng hộ, tự nhiên.
Câu 5: Ở nước ta, rừng sản xuất có chức năng gì?
- A. Bảo vệ các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- B. Sản xuất ra các loại cây trồng hàng năm phục vụ nhu cầu con người.
-
C. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu.
- D. Chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung.
Câu 6: Ở nước ta, gỗ chỉ được phép khai thác trong khu vực rừng
- A. đầu nguồn.
- B. đặc dụng.
-
C. sản xuất.
- D. phòng hộ.
Câu 7: Đâu không phải là tên của ngư trường trọng điểm ở nước ta?
- A. Cà Mau - Kiên Giang.
- B. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- C. Hải Phòng - Quảng Ninh.
-
D. Ninh Thuận - Bình Thuận.
Câu 8: Các bãi triều, đầm phá, cải dải rừng ngập mặn là khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước
- A. mặn.
- B. mưa.
-
C. lợ.
- D. ngọt.
Câu 9: Các sông, suối, ao, hồ,.. là khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước
- A. mặn.
- B. lợ.
- C. mưa.
-
D. ngọt.
Câu 10: Đâu không phải là khó khăn của ngành thuỷ sản nước ta?
- A. Nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm mạnh.
- B. Môi trường vùng ven biển bị suy thoái.
-
C. Ngư dân có nhiều kinh nghiệm.
- D. Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn lớn.
Câu 11: Do đâu mà ngành thuỷ sản nước ta trở nên sôi động?
- A. Giá cả thuỷ sản được tăng lên.
-
B. Thị trường mở rộng.
- C. Dân ngày càng đông.
- D. Môi trường không còn ô nhiễm.
Câu 12: Vì sao sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh?
- A. Diện tích mặt nước ngày càng được mở rộng.
-
B. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
- C. Người dân bỏ nuôi trồng chuyển sang khai thác.
- D. Nguồn vốn đủ lớn để khai thác xa bờ.
Câu 13: Rừng được trồng ở đầu nguồn các con sông và vùng ven biển gọi là
-
A. phòng hộ.
- B. sản xuất.
- C. ngập mặn.
- D. đặc dụng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của rừng sản xuất?
- A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-
B. Là cơ sở phát triển loại hình du lịch sinh thái.
- C. Cung cấp nhiều nguồn hàng xuất khẩu.
- D. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân
Câu 15: Phương hướng chủ yếu trong phát triển ngành thủy sản nước ta không phải là
-
A. tăng cường đánh bắt gần bờ và các đảo.
- B. đẩy mạnh nuôi trồng trên biển và các đảo.
- C. ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ.
- D. hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Câu 16: Thủy sản nước lợ không được nuôi ở khu vực nào?
-
A. Kênh rạch, ao hồ.
- B. Đầm phá.
- C. Rừng ngập mặn.
- D. Bãi triều.
Câu 17: Cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến là rừng
- A. đặc dụng.
-
B. sản xuất.
- C. tự nhiên.
- D. phòng hộ.
Câu 18: Khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản là gì?
- A. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn.
- B. Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu.
-
C. Vùng biển thường xuyên xảy ra bão.
- D. Đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
Câu 19: Diện tích rừng ngày càng gia tăng không phải nhờ vào
-
A. dân từ đồng bằng lên núi trồng rừng ngày càng nhiều.
- B. chương trình trồng rừng của Nhà nước.
- C. chính sách trồng rừng kết hợp với dự án xóa đói giảm nghèo.
- D. chính sách giao đất, giao rừng đến hộ nông dân.
Câu 20: Để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm của cây công nghiệp trên thị truờng thế giới nhà nước ta cần chú trọng điều gì?
-
A. Nâng cao năng lực các cơ sở chế biến, tạo ra chất lượng sản phẩm cao.
- B. Tăng cường các giống cây trồng cho năng suất cao.
- C. Đổi mới mẫu mã, tạo ra chất luợng sản phẩm vừa phải nhưng đẹp mắt.
- D. Đầu tư máy móc, tạo ra số lượng sản phẩm nhiều nhất.
Câu 21: Điểm nào sau đây không đúng với ngành lâm nghiệp nước ta?
- A. Hằng năm khai thác hơn hai triệu mét khối gỗ.
- B. Có ba loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
-
C. Lao động lâm nghiệp ngày càng đông hơn nông nghiệp.
- D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với vùng nguyên liệu.
Câu 22: Đâu không phải khó khăn của ngành thủy sản nước ta?
- A. Môi trường biển ô nhiễm.
-
B. Nguồn hải sản phong phú.
- C. Thiên tai: bão, gió mùa Đông Bắc,...
- D. Vốn lớn trong khi ngư dân còn nghèo.
Câu 23: Đâu không phải lợi ích của việc trồng rừng?
- A. Điều hòa môi trường sinh thái.
- B. Bảo tồn nguồn gen quý giá.
-
C. Gia tăng đất trống, đồi núi trọc.
- D. Cung cấp gỗ, củi,...
Câu 24: Loại rừng nào có tác dụng phòng chống thiên tai?
-
A. Phòng hộ.
- B. Đặc dụng.
- C. Sản xuất.
Câu 25: Vùng nào ở nước ta có diện tích rừng bị cạn kiệt nhiều nhất?
-
A. Tây Nguyên.
- B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Bắc Trung Bộ.