Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :

  • A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
  • B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
  • C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Nước ta nằm trong số các nước có :

  • A. Mật độ dân số cao nhất thế giới
  • B. Mật độ dân số khá cao trên thế giới
  • C. Mật độ dân số cao trên thế giới
  • D. Tất cả đều sai

Câu 3: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

  • A. 45 dân tộc     
  • B. 48 dân tộc     
  • C. 54 dân tộc     
  • D. 58 dân tộc.

Câu 4: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Trung du        
  • B. Cao nguyên và vùng núi
  • C. Đồng bằng    
  • D. Gần cửa sông

Câu 5: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì:

  • A. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002)  
  • B. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.
  • C. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới         
  • D. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.

Câu 6: Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số trong giai đoạn:

  • A. Từ 1945 trở về trước
  • B. Trừ 1945 đến 1954
  • C. Từ những năm 50 đến hết thế kỷ XX  
  • D. Từ năm 2000 đến nay.

Câu 7: Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ sinh giảm là do:

  • A. Nhà Nước không cho sinh nhiều         
  • B. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn
  • C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản giảm              
  • D. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.

Câu 8: Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn lao động nước ta chủ yếu phân bố ở:

  • A. Nông thôn            
  • B. Thành thị
  • C. Vùng núi cao         
  • D. Hải đảo. 

Câu 9: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

  • A. Đã qua đào tạo           
  • B. Lao động trình độ cao
  • C. Lao động đơn giản     
  • D. Chưa qua đào tạo

Câu 10: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

  • A. Dưới tuổi lao động ( Từ 0 – 14 tuổi )
  • B. Trong tuổi lao động (Từ 15 – 59 tuổi)
  • C. Quá tuổi lao động ( Từ 59 tuổi trở lên )
  • D. Trong và quá tuổi lao động.

Câu 11: Với diện tích 100 965 km2, dân số chiếm 11,5 triệu người (2002) so với cả nước, Trung du và miền núi chiếm khoảng:

  • A. 31% diện tích 15% dân số
  • B. 35,1% diện tích 25% dân số
  • C. 31,7% diện tích 14,4% dân số
  • D. 42,5% diện tích 18,2% dân số

Câu 12: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là

  • A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2                         
  • B. 3. 260km và khoảng 1 triệu km2
  • C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2                             
  • D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2

Câu 13: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  • A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau       
  • B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng
  • C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu      
  • D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang

Câu 14: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là

  • A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế
  • B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy
  • C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế
  • D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải

Câu 15: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là

  • A. phát triển khai thác hải sản xa bờ                                            
  • B. tập trung khai thác hải sản ven bờ
  • C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.                      
  •  D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển

Câu 16: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động

  • A. thể thao trên biển                   
  • B. tắm biển                          
  •  C. lặn biển             
  • D. khám phá các đảo

Câu 17: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo:

  • A. 2000
  • B. 3000
  • C. 4000
  • D. 5000

Câu 18: Dọc bờ biển nước ta có:

  • A. Dưới 100 bãi tắm
  • B. 100 – 110 bãi tắm
  • C. 110 – 120 bãi tắm
  • D. Trên 120 bãi tắm

Câu 19: Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:

  • A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
  • B. Công nghiệp, xây dựng.
  • C. Dịch vụ.
  • D. Không có ngành nào.

Câu 20: Cây trồng quan trọng nhất của vùng là

  • A. Hạt điều
  • B. Hồ tiêu
  • C. Cà phê
  • D. Cao su

Câu 21: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

  • A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.
  • B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
  • C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
  • D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 22: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:

  • A. Điều
  • B. Cà phê
  • C. Cao su
  • D. Hồ tiêu

Câu 23: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:

  • A. Thủy lợi
  • B. Phân bón
  • C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
  • D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 24: Dân tộc có số dân đông nhất là:

  • A. Tày            
  • B. Việt (Kinh)
  • C. Chăm       
  • D. Mường

Câu 25: Trong số 54 dân tộc, chiếm số lượng lớn nhất chỉ sau dân tộc Kinh theo thứ tự lần lượt là:

  • A. Mường, Khơ –me            
  • B. Thái, Hoa
  • C. Tày, Thái                       
  • D. Mông, Nùng

Câu 26: Theo điều kiện phát triển hiện nay, dân số nước ta đông, sẽ tạo nên:

  • A. Một thị trường tiêu thụ mạnh, rộng.
  • B. Nguồn cung cấp lao động lớn
  • C. Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng cao mức sống.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 27: Sự bùng nổ của dân số nước ta bắt đầu từ các năm của thế kỉ XX là:

  • A. Cuối thập kỉ 30          
  • B. Đầu thập kỉ 50
  • C. Đầu thập kỉ 60           
  • D. Đầu thập kỉ 70 

Câu 28: Qúa trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay có đặc điểm gì?

  • A. Trình độ đô thị hóa thấp
  • B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hóa
  • C. Tiến hành không đồng đều giữa các vùng
  • D. Tất cả các đặc điểm trên

Câu 29: Tình trạng dân cư tập trung ở vùng nông thôn đã không dẫn đến kết quả nào dưới đây:

  • A. Đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm
  • B. Mức sống dân cư nông thôn tiến gần đến mức sống thành thị.
  • C. Tình trạng dư thừa lao động
  • D. Nhu cầu giáo dục, y tế căng thẳng

Câu 30: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao?

  • A. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
  • B. Tâm lí ưa nhàn hạ, thoải mái của nông dân
  • C. Sự phát triển ngành nghề còn hạn chế
  • D. Tính chất tự cung, tự cấp của nông nghiệp nước ta

Câu 31: Từ năm 1999 – 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ:

  • A. 35,1 triệu -> 43,1 triệu
  • B. 30 triệu -> 41,3 triệu
  • C. 30,1 triệu -> 41,3 triệu
  • D. 30,5 triệu -> 40,3 triệu 

Câu 32: Nhìn chung từ năm 1989 đến năm 2003, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đã chuyển theo hướng tích cực, biểu hiện ở:

  • A. Số lượng lao động nông nghiệp tăng
  • B. Tỉ lệ lao động trong ba ngành đều tăng
  • C. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ lệ trong lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
  • D. Tăng tỉ trọng trong công nghiệp, giảm tỉ lệ trong lao động nông nghiệp và dịch vụ.

Câu 33: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là:

  • A. Vũng Tàu
  • B. TP Hồ Chí Minh
  • C. Đà Lạt
  • D. Nha Trang

Câu 34: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:

  • A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.
  • B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
  • C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.
  • D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.

Câu 35: Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là:

  • A. Vũng Tàu
  • B. TP Hồ Chí Minh
  • C. Đà Lạt
  • D. Nha Trang

Câu 36: Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là: 

  • A. Dệt may                
  • B. Điện                       
  • C. Hoá chất                
  • D.  Khai thác dầu.

Câu 37: Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là:

  • A. Dầu thô
  • B. Thực phẩm chế biến
  • C. Than đá
  • D. Hàng nông sản

Câu 38:  Khó khăn của vùng đối với phát triển kinh tế là :

  • A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)
  • B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
  • C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái

Câu 39: Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là :

  • A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao
  • B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao
  • C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 40: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

  • A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.
  • C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
  • D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.