Trắc nghiệm địa lí 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khu vực dịch vụ ở nước ta chiếm bao nhiêu phần trăm lao động ?

  • A. 47%.
  • B. 14%.
  • C. 36%.
  • D. 25%.

Câu 2: Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là: 

  • A.Dịch vụ tiêu dùng
  • B.Dịch vụ sản xuất
  • C.Dịch vụ công cộng
  • D.Ba loại hình ngang bằng nhau

Câu 3: Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở đâu? 

  • A.Các vùng duyên hải ven biển.
  • B.Các cao nguyên đất đỏ ba dan.
  • C.Các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp.
  • D.Các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 4: Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào? 

  • A.Dịch vụ sản xuất
  • B.Dịch vụ tiêu dùng
  • C.Dịch vụ công cộng
  • D.Không thuộc loại hình nào

Câu 5: Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là: 

  • A.Địa hình.
  • B.Sự phân bố công nghiệp.
  • C.Sự phân bố dân cư.
  • D.Khí hậu.

Câu 6: Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do

  • A. Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.
  • B. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều trên khắp lãnh thổ.
  • C. Đồng bằng địa hình bằng phẳng, dễ dàng giao lưu; miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn.
  • D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ

Câu 7: Nhân tố thúc đẩy ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội vươn lên và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài là

  • A. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hiện đại, đồng bộ.
  • B. Dân cư đông, đời sống người dân ngày càng nâng cao.
  • C. Xu hướng toàn cầu hóa.
  • D. Chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 8: Đâu không phải là vai trò của hoạt động dịch vụ đối với các ngành sản xuất

  • A. cung cấp nguyên liệu.
  • B. trực tiếp tạo ra vật tư sản xuất.
  • C. tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
  • D. tiêu thụ sản phẩm.

Câu 9: Vai trò to lớn về mặt xã hội của ngành dịch vụ là

  • A. tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
  • B. tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
  • C. đóng góp to lớn vào GDP cả nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • D. vận chuyển nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành.

Câu 10: Dịch vụ không phải là ngành

  • A. Gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.
  • B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
  • D. Nền kinh tế càng đa dạng dịch vụ càng phát triển.

Câu 11: Ở vùng miền núi nước ta dịch vụ còn nghèo nàn là do

  • A. Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi.
  • B. Khó khăn với giao lưu nước ngoài.
  • C. Các đô thị, trung tâm công nghiệp còn nhỏ lẻ và phân tán.
  • D. Dân cư thưa thớt, kinh tế nặng tự cung tự cấp.

Câu 12: Các ngành nông nghiệp, công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất là nhờ

  • A. dịch vụ cộng đồng.
  • B. ngân hàng, tài chính.
  • C. bưu chính viễn thông.
  • D. giao thông vận tải.

Câu 13: Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào

  • A. lao động trình độ cao.
  • B. tài nguyên thiên nhiên.
  • C. đường lối chính sách.
  • D. phân bố dân cư.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?

  • A. Quản lí nhà nước.
  • B. Khách sạn, nhà hàng.
  • C. Tài chính, tín dụng.
  • D. Y tế, văn hóa, thể thao.

Câu 15: Để góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới ngành dịch vụ nào có vai trò quan trọng chủ yếu?

  • A. Tài chính tín dụng.
  • B. Khách sạn, nhà hàng.
  • C. Bưu chính viễn thông.
  • D. Giao thông vận tải.

Câu 16: Dịch vụ không phải là ngành 

  • A. trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
  • B. càng đa dạng, nếu nền kinh tế càng phát triển.
  • C. gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.
  • D. đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người

Câu 17: Ở các vùng núi nước ta, dịch vụ còn nghèo nàn là do 

  • A. dân cư thưa thớt, kinh tế nặng tính chất tự cung tự cấp.
  • B. các đô thị, trung tâm công nghiệp còn nhỏ và phân tán.
  • C. địa hình hiểm trở, giao thông thuận lợi.
  • D. khó khăn với giao lưu nước ngoài.

Câu 18: Ngành nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng ?

  • A. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông .
  • B. Giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
  • C. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
  • D. Tài chính, tín dụng

Câu 19: Đâu không phải là vai trò của ngành dịch vụ?

  • A. Tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế
  • B. Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
  • C. Cung cấp vật tư, máy móc cho các ngành kinh tế.
  • D. Thu hút nhiều lạo động, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Câu 20: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta hiện nay là

  • A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Hải Phòng và Hà Nội.
  • C. Hà Nội và Đà Nẵng.
  • D. Đà Nẵng và Hải Phòng.

Câu 21: Ngành dịch vụ ở các thành phố lớn phát triển mạnh là do

  • A. kinh tế phát triển, nhất là công nghiệp.
  • B. nguồn lao động dồi dào, có trình độ.
  • C. dân số đông, tỉ lệ dân thành thị lớn.
  • D. dân số đông, kinh tế phát triển

Câu 22: Vì sao hiện nay ngành dịch vụ ở Việt Nam phát triển khá nhanh?

  •  A. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng mở rộng.
  •  B. Trình độ dân trí ngày càng cao.
  •  C. Thu nhập của người dân ngày càng tăng.
  •  D. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa.

Câu 23: Hà Nội và ...................... là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.

  • A. Huế
  • B. Đà Nẵng 
  • C. TP. Hồ Chí Minh

Câu 24: Trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ năm 2002, chiếm tỉ trọng lớn nhất là :

  •  A. Giao thông, vận tải, thông tin liên lạc.
  •  B. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
  •  C. Khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, thể thao.
  •  D Kinh doanh tài sản, tư vấn.

Câu 25: Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là:

  • A. Địa hình.
  • B. Sự phân bố công nghiệp.
  • C. Sự phân bố dân cư.
  • D. Khí hậu.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.