Trắc nghiệm địa lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ ?

  • A. Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước.
  • B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng ra biển Đông.
  • C. Gần đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển năng động của cả nước.
  • D. Phát triển các ngành kinh tế biển.

Câu 2: Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là

  • A. titan.
  • B. cát thủy tinh.
  • C. muối khoáng.
  • D. dầu khí.  

Câu 3: Đặc điểm không đúng về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là?

  • A. Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao.
  • B. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao so với cả nước.
  • C. Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng.
  • D. Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển. 

Câu 4: Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

  • A. đất phù sa màu mỡ.
  • B. nguồn nước mặt phong phú.
  • C. có mùa đông lạnh.
  • D. địa hình bằng phẳng.  

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

  • A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
  • B. hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
  • C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.
  • D. dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. 

Câu 6: Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên được đẩy mạnh là nhờ

  • A. phát triển vùng chuyên canh, ổn định nguồn nguyên liệu.
  • B. tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.
  • C. tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
  • D. đẩy mạnh phát triển thủy điện, đảm bảo đủ năng lượng cho sản xuất. 

Câu 7: Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

  • A. diện tích lúa lớn nhất.
  • B. trình độ thâm canh cao.
  • C. sản lượng lúa lớn nhất.
  • D. hệ thống thủy lợi tốt. 

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên?

  • A. Là vùng thưa dân nhất cả nước.
  • B. Dân cư phân bố không đều.
  • C. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị.
  • D. Bao gồm các dân tộc ít người sau: Tày, Thái, Mường. 

Câu 9: Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là?

  • A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
  • C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa. 
  • D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau. 

Câu 10: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc đấy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

  • A. giống.
  • B. thị trường.
  • C. vốn đầu tư. 
  • D. thủy lợi. 

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp của Bắc Trung Bộ?

  • A. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
  • B. Đã khai thác có hiệu quả các tiềm lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp.
  • C. Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
  • D. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ đang được cải thiện. 

Câu 12: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. thoái hóa đất.
  • B. triều cường.
  • C. cháy rừng.
  • D. thiếu nước ngọt. 

Câu 13: Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là

  • A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • B. Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
  • C. Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu
  • D. Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.

Câu 14: Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. vịt.
  • B. bò.
  • C. cừu.
  • D. lợn.

Câu 15: Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?

  • A. chế biến nông - lâm sản và khai thác khoáng sản.
  • B. cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. chế biến nông – lâm sản và thủy điện.
  • D. chế biến thực phẩm và thủy điện. 

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?

  • A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.
  • B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
  • C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng. 

Câu 17: Đâu không phải là thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Nguồn lao động dồi dào.
  • B. Có trình độ kĩ thuật cao.
  • C. Giàu kinh nghiệm sản xuất và phòng chống thiên tai.
  • D. Đức tính cần cù, kiên cường

Câu 18: Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Lào Cai
  • B. Sa Pa.
  • C. Điện Biên.
  • D. Mộc Châu 

Câu 19: Nông nghiệp ở các đảo thường khó phát triển vì đất ít và xấu, nhưng ở duyên hải Nam Trung Bộ có hòn đảo người dân đã biết khai thác đất đai sản xuất đem lại nông sản xuất khẩu. Đó là đảo

  • A. Phú Quý
  • B. Lý Sơn.
  • C. Cù Lao Xanh.
  • D. Cù Lao Chàm.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là

  • A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.
  • B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.
  • C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
  • D. Hoạt động du lịch

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.