Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ ?
- A. Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước.
-
B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng ra biển Đông.
- C. Gần đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển năng động của cả nước.
- D. Phát triển các ngành kinh tế biển.
Câu 2: Các dân tộc ít người của vùng Bắc Trung Bộ phân bố chủ yếu ở
- A. miền núi cao dọc biên giới.
-
B. miền núi gò, đồi phía Tây.
- C. vùng đồng bằng ven biển phía Đông.
- D. dọc các con sông và trục giao thông.
Câu 3: Dạng địa hình thuận lợi cho phát triển mô – hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) ở Bắc Trung Bộ là
- A. đồng bằng ven biển.
- B. núi cao.
-
C. gò đồi.
- D. cao nguyên badan.
Câu 4: Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là
- A. núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.
-
B. núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.
- C. biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.
- D. biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.
Câu 5: Trường Sơn Bắc tác động ra sao đến thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ?
-
A. Chắn gió mùa, gây ra nhiều thiên tai.
- B. Làm cho vùng có rất ít sông ngòi.
- C. Làm cho bờ biển kéo dài.
- D. Tạo diện tích đất badan rất lớn.
Câu 6: Núi – gò đồi – đồng bằng – bờ biển là phân bố địa hình theo hướng nào ở vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Bắc - Nam.
-
B. Tây - Đông.
- C. Tây Bắc xuống Đông Nam.
- D. Đông Bắc xuống Tây nam.
Câu 7: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào ?
- A. Quảng Trị.
-
B. Quảng Bình.
- C. Thanh Hoá.
- D. Thừa Thiên Huế.
Câu 8: Vị trí vùng Bắc Trung Bộ không tạo thuận lợi giao lưu
- A. với các nước trong khu vực và trên thế giới.
-
B. với Trung Quốc.
- C. thông thương với các tỉnh phía bắc và nam đất nước.
- D. buôn bán với CHDCND Lào.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ?
- A. Từ tây sang đông các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
- B. Thiên tai (lũ lụt, bão, hạn hán, thời tiết khô nóng ......) thường xảy ra.
-
C. Địa hình đồi núi cao nhất cả nước.
- D. Có sự khác nhau giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
Câu 10: Chương trình trồng rừng trọng điểm, xây dựng hồ chứa nước ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích gì?
-
A. Hạn chế di cư.
- B. Bảo vệ môi trường.
- C. Phát triển nông nghiệp.
- D. Giảm nhẹ thiên tai.
Câu 11: Vùng Bắc Trung bộ không tiếp giáp với
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B. Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
-
C. Tây Nguyên.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 12: Ranh giới tự nhiên phía nam của vùng Bắc Trung Bộ là dãy
- A. Trường Sơn Bắc.
-
B. Bạch Mã.
- C. Tam Điệp.
- D. Hoành Sơn.
Câu 13: Phía tây của vùng Bắc Trung Bộ là dải núi
- A. Bạch Mã.
- B. Hoành Sơn.
-
C. Trường Sơn Bắc.
- D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ ?
- A. Từ tây sang đông, các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
-
B. Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
- C. Có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
- D. Thiên tai (bão, hạn, lụt, lũ quét, gió phơn tây - nam...) thường xảy ra.
Câu 15: Loại khoáng sản không có nhiều ở Bắc Trung Bộ là
- A. thiếc, sắt.
- B. đá vôi, sét, cao lanh.
-
C. bôxit, than đá.
- D. crôm, đá quý.
Câu 16: Các dân tộc ít người chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là
- A. Thái, Mường, Chăm, Khơ-me, Bru - Vân Kiều.
- B. Thái, Mường, Dao, Cơ-ho, Bru - Vân Kiều.
-
C. Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều.
- D. Thái, Mường, Nùng, Ê-đê, Bru - Vân Kiều.
Câu 17: Đâu không phải hoạt động kinh tế chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông vùng Bắc Trung Bộ?
-
A. Luyện kim đen và luyện kim màu.
- B. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- C. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm.
- D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 18: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ?
- A. Tất cả các tỉnh đều có biển và núi.
-
B. Vùng có dãy Trường Sơn cao nhất cả nước.
- C. Nhiều thiên tai, đặc biệt là bão.
- D. Đây là dải đất hẹp ngang, kéo dài.
Câu 19: Bắc Trung Bộ trở thành địa bàn trung chuyển khối lượng lớn hàng hóa và hành khách Bắc - Nam là do
- A. vùng có hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
- B. tất cả các tỉnh đều giáp biển và giáp Lào.
-
C. vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các tỉnh phía Nam.
- D. xu thế mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế.
Câu 20: Thiên tai nào dưới đây xảy ra mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ?
- A. Ngập lụt.
-
B. Bão.
- C. Hạn hán.
- D. Lũ quét.
Câu 21: Dãy Hoành Sơn thuộc vùng kinh tế nào dưới đây?
- A. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
B. Bắc Trung Bộ.
- C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Tây Nguyên.
Câu 22: Đảo nào dưới đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
-
A. Cồn Cỏ.
- B. Côn Đảo.
- C. Thổ Chu.
- D. Cát Bà.
Câu 23: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng lãnh thổ nào sau đây?
- A. Biển Đông.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Đồng bằng sông Hồng.
-
D. Đông Nam Bộ.
Câu 24: Vùng Bắc Trung Bộ có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nào được UNESCO công nhận?
- A. Các lăng tẩm ở Huế, động Phong Nha - Kẻ Bàng.
- B. Cố đô Huế, động Hương Tích.
- C. Đại nội Huế, núi Bạch Mã.
-
D. Cố đô Huế, động Phong Nha- Kẻ Bàng.
Câu 25: Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đều có các dạng địa hình chính lần lượt là
- A. núi, đồi thấp, đồng bằng, bãi triều, biển.
- B. núi, cao nguyên, đồng bằng, cồn cát duyên hải và biển.
- C. núi, cao nguyên, đồng bằng, đầm phá và biển.
-
D. núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.