Câu 1: Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ?
- A. Chăn nuôi gia súc lớn.
- B. Phát triển thủy điện.
-
C. Khai thác khoáng sản.
- D. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
Câu 2: Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
- A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
-
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
- C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.
- D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
Câu 3: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là
- A. núi cao, cắt xẻ mạnh.
- B. gồm các cao nguyên xếp tầng.
-
C. núi thấp và trung bình.
- D. đồng bằng rộng lớn.
Câu 4: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. các tỉnh biên giới.
-
B. trung du Bắc Bộ.
- C. tiểu vùng Tây Bắc.
- D. miền núi Bắc Bộ.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là
-
A. Quảng Ninh.
- B. Phú Thọ.
- C. Thái Nguyên.
- D. Lạng Sơn.
Câu 6: Tỉnh nào sau đây vừa giáp với Lào vừa giáp Trung Quốc?
- A. Sơn La.
- B. Lào Cai.
-
C. Điện Biên.
- D. Hà Giang.
Câu 7: Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ không gặp khó khăn gì?
-
A. Mạng lưới sông ngòi kém phát triển.
- B. Thời tiết thất thường.
- C. Môi trường bị giảm sút mạnh.
- D. Địa hình bị chia cắt mạnh ở Tây Bắc.
Câu 8: Để bảo vệ địa hình và tài nguyên đất, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phải phát triển theo hướng nào sau đây?
- Tăng cường công tác “ phủ xanh đất trống, đồi trọc”.
- Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
-
Mô hình nông - lâm kết hợp.
- Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao.
Câu 9: Miền núi và Trung du phía Bắc có thế mạnh nổi bật về công nghiệp nào?
-
A. Khai thác năng lượng.
- B. Hóa chất.
- C. Vật liệu xây dựng.
- D. Chế biến.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Quy mô sản xuất tương đối tập trung.
- B. Cơ cấu sản phẩm đa dạng ( nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới ).
-
C. Cây lúa được trồng chủ yếu ở các nương rẫy.
- D. Một số sản phẩm như chè, hồi, hoa quả có giá trị trên thị trường.
Câu 11: Đặc điểm nổi bật về địa hình của tiểu vùng Tây Bắc là
- A. các dãy núi hình cánh cung.
- B. các cao nguyên badan xếp tầng.
- C. núi trung bình và núi thấp.
-
D. núi cao, địa hình hiểm trở.
Câu 12: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh về
- A. nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
- B. khai thác than.
-
C. phát triển thủy điện.
- D. du lịch vịnh Hạ Long.
Câu 13: Các tỉnh thuộc Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- B. Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên.
-
C. Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
- D. Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Câu 14: Sản phẩm chuyên môn hoá của Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là
- A. cây cận nhiệt và ôn đới.
- B. cây chè, cây công nghiệp ngắn ngày.
- C. cà phê, cao su, rau màu.
-
D. cây dược liệu, cây cận nhiệt và ôn đới.
Câu 15: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. Tràng An.
- B. Phong Nha - Kẻ Bàng.
-
C. Vịnh Hạ Long.
- D. Pác Bó.
Câu 16: Vùng có tài nguyên khoáng sản giàu có nhất nước ta là
- A. Bắc Trung Bộ.
-
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 17: Vùng có diện tích lớn nhất nước ta là
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Tây Nguyên.
-
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 18: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Hòa Bình.
- B. Lạng Sơn.
-
C. Vĩnh Phúc.
- D. Thái Nguyên.
Câu 19: Thuỷ điện Hoà Bình không có vai trò gì ?
- A. Kiểm soát lũ ở đồng bằng sông Hồng.
- B. Cung cấp năng lượng, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng.
-
C. Giữ rừng cho đất nước.
- D. Giải quyết vấn đề thuỷ lợi cho vùng núi.
Câu 20: Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do đâu?
-
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
- B. Nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.
- C. Có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
- D. Đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn.
Câu 21: Trung du và miền núi Bắc Bộ có mấy tỉnh có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với các nước láng giềng?
- A. 11
- B. 6
- C. 10
-
D. 8
Câu 22: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến ................
- A. Sơn La
- B. Cao Bằng
-
C. Quảng Yên
Câu 23: Đàn trâu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước chiếm tỉ lệ lớn nhất là bao nhiêu?
- A. 25 %.
- B. 65 %.
- C. 35,7 %.
-
D. 57,3 %.
Câu 24: Chỉ số phát triển dân cư, xã hội của tiểu vùng Tây Bắc cao hơn tiểu vùng Đông Bắc (năm 1999) là :
-
A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
- B. tuổi thọ trung bình.
- C. mật độ dân số.
- D. tỉ lệ người lớn biết chữ.
Câu 25: Vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Vùng biển rộng ở Đông Nam.
- B. Giap vùng kinh tế Bắc trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
-
C. Trực thuộc khu vực gió mùa ngoại chí tuyến.
- D. Giáp Trung Quốc, Thượng Lào.